Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

A Lưới: sau 05 năm xây dựng và phát triển giao thông nông thôn (2010-2014)
Ngày cập nhật 13/11/2015
A lưới về đêm

Sau 05 thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020; 04 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Thực hiện Chiến lược GTNT Việt Nam từ 2010 đến 2020 định hướng đến năm 2030. Huyện A Lưới đã nổ lực cố gắng và đạt được những kết quả tích cực trong tổ chức thực hiện, đem lại những chuyển biến sâu sắc và rõ nét về mặt nhận thức, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất ở vùng nông thôn được nâng cao cải thiện.

Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, Huyện đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; nông nghiệp, nông thôn được quan tâm, đã huy động và lồng ghép nguồn kinh phí trên 280 tỷ đồng phục vụ xây dựng, cụ thể:

Thi công 02 công trình giao thông tại 2 xã điểm: Nhâm và Hương Lâm (mỗi xã 01 tuyến đường thôn) để phát động làm thí điểm thể hiện tính chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, cụ thể người dân tự nguyện đóng góp đất đai và tài sản trên đất trực tiếp tham gia thi công những công việc mà lao động phổ thông làm được. Qua kết quả tuyên truyền vận động ở 2 xã, người dân đã có tinh thần hưởng ứng cao về ý thức tự nguyện đóng góp bằng công lao động để thi công công trình và nhất trí không nhận tiền đền bù khi giải phóng mặt bằng; Tính đến nay, người dân đã đóng góp 62.792 ngày công và 520.518 m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi (đường giao thông, nhà họp thôn....) góp phần xây dựng nông thôn mới huyện nhà.

Nhân dân xã Hương Phong đã đóng góp hơn 4 tỷ đồng, hàng ngàn mét vuông đất và ngày công lao động để làm đường giao thông

- Hệ thống giao thông nông thôn, đường phục vụ sản xuất thường xuyên được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép khác nhau. Đã hoàn thành cứng hoá 14 km đường liên xã, 53,5 km đường liên thôn, xóm; 14,6 km đường nội đồng, đường vào các khu sản xuất. Đã cứng hóa 20,69 km/33 tuyến đường đô thị; 34,42 km/14 tuyến đường huyện và 177,33/266 tuyến đường xã. Trong đó, nhà nước hỗ trợ xi măng để triển khai làm đường ngõ, xóm: Số tiền hỗ trợ 800 triệu đồng, tương ứng 594 tấn xi măng/4,535 km. Ngoài xi măng nhà nước hỗ trợ, ngân sách xã hỗ trợ một phần kinh phí để mua cát sạn, người dân đóng góp một phần cát sạn và ngày công lao động, hiến đất và tài sản trên đất để làm đường.

Thi công đường bê tông tại xã Hương Lâm, huyện A Lưới

Nhà nước và nhân dân cùng làm

- Hoàn thành các dự án như: Đường giao thông từ khe Bùn đi Kăn Tôm; đường A Ngo đi Thôn Quảng Lợi; Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư thủy điện A Lưới; khu tái định cư Pa Ay; Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên; các chương trình mục tiêu và hỗ trợ có mục tiêu như Chương trình 135, 160, 33, 134 kéo dài… Hoàn thành và đưa vào sử dụng 11 trạm Y tế do dự án AP tài trợ, có 12/20 trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia.  Đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa 10 công trình thủy lợi lớn nhỏ, bê tông hóa 3,5 km kênh mương, sửa chữa 01 Trạm bơm điện;

Trong điều kiện còn hạn chế về kinh phí, UBND huyện đã tổ chức tập huấn , chỉ đạo cho các xã, thị trấn chủ động đã cho ứng dụng khoa học công nghệ trong sửa chữa và xây dựng đường GTNT như sử dụng vật liệu Carboncor Asphalt, … tạo nên hướng đi mới cho việc phát triển đường GTNT.

Đến nay, 100% xã  trong địa bàn Huyện đã có đường ô tô đến trung tâm xã; Có 91% đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; Có 88,5% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; Có 77% đường thôn xóm được cứng hóa; Có 11,5% đường trục chính nội đồng được kiên cố hóa. Trong lĩnh vực vận tải phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa cũng như các phương tiện cá nhân ( xe máy )  đã về đến trung tâm tất cả các xã, các thôn xa trung tâm xã và hẻo lánh; Đảm bảo phục vụ nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhu cầu về vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất ….cho dân.

Thanh niên tình nguyện đang cùng nhân dân làm đường giao thông tại xã Hồng Vân, huyện A Lưới

Công tác Bảo trì đường GTNT luôn được chú trọng lồng ghép trong các chương trình, dự án xây dựng Nông thôn như Chương trình 135, dự án WB3, dự án 33, 160, 134…; Thông qua các chương trình dự án này, các xã được tập huấn kỹ về công tác quản lý, lập kế hoạch và thực hiện bảo trì đường GTNT. Hàng năm, tổng kinh phí cho công tác duy tu bảo dưỡng công trình giao thông nội thị và duy tu, khắc phục phòng chống bão lụt đối với công trình giao thông cầu, cống, kè …bị hư hỏng khoảng 800 triệu đồng.

Cầu treo dân sinh Pi Lung, xã A Roàng

Cầu treo dân sinh A Vầu, xã Hồng Kim

Đối với hệ thống báo hiệu, an toàn giao thông cũng được huyện hết sức quan tâm. Ngoài hệ thống báo hiệu hạn chế tải trọng nhằm bảo vệ công trình do Cục quản lý đường bộ lắp đặt, hệ thống báo hiệu về an toàn giao thông cũng dần được phổ biến. Theo thống kê chưa đầy đủ, 85% đường huyện và trên 10% đường xã có biển Báo hiệu đường bộ. Trong 3 năm từ 2012-2014, Ban An toàn giao thông huyện đã phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và Ban An toàn giao thông tỉnh cải tạo sửa chữa, lắp đặt báo hiệu cho trên 6 vị trí “ điểm đen” mất an toàn về giao thông.

Khắc phục, sửa chữa kịp thời các công trình hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt tại các vị trí ngã ba, ngã tư đấu nối với đường Hồ Chí Minh; hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông bị hư hỏng thuộc địa bàn các xã, thị trấn quản lý. Rà soát các tuyến đường hiện trạng, các tuyến đường đã quy hoạch đấu nối với các quốc lộ để lập phương án đầu tư xây dựng đấu nối đoạn tuyến nằm trong phạm vi lộ giới của quốc lộ. Đầu tư lắp đặt hoàn thành 03 điểm đèn tín hiệu giao thông tại các vị trí giao nhau giữa các tuyến đường nội thị và đường Hồ Chí Minh tại khu vực trung tâm thị trấn, cụ thể:

- 02 bộ đèn cảnh báo an toàn giao thông bằng năng lượng mặt trời tại ngã ba đường A Vầu giao với đường Hồ Chí Minh tại lý trình 340+814 (Trái tuyến). Tại nút giao đường Hồ Chí Minh với Bến xe trung tâm huyện tại lý trình 341+970.

- 01 bộ đèn tín hiệu giao thông: Tại ngã tư đường Ăm Mật giao với đường Hồ Chí Minh tại lý trình 341+061;

Bộ đèn tín hiệu giao thông được lắp tại ngã tư giao nhau giữa đường Hồ Chí Minh và đường Ăm Mật

Hiện nay, với Quyết định số 61/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh về quy định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng; Quyết định số 05/2014/QĐ- UBND của UBND tỉnh về tham gia quản lý, bàn giao, tiếp nhận công trình hạ tầng; Các công trình giao thông, kể cả đường GTNT đều được chú trọng về Biển báo hiệu và hệ thống An toàn giao thông theo hướng dẫn tại thông tư số 22/2014/TT-BTGVT).

Để đạt được những kết quả tích cực như trên là nhờ vào sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã; các cơ quan, ban ngành tại địa phương trong công tác chuyên môn, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, vận động nhân dân hiến đất, tham gia đóng góp xây dựng đường liên thôn, đường làng, ngõ xóm …

Trong giai đoạn tiếp theo từ 2014 - 2020, UBND huyện sẽ tích cực chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch Đô thị A Lưới mở rộng và quy hoạch Nông thôn mới các xã; đầu tư cải tạo, nâng cấp kết hợp với xây dựng mới một cách đồng bộ mạng lưới giao thông nông thôn của huyện, bao gồm hệ thống đường nội thị thị trấn, đường xã, đường thôn bản, ngõ xóm theo đúng kỹ thuật đường giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn, phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Ngọc Linh - Đinh Viết Cường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.319.088
Truy câp hiện tại 32.320