1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1957/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển chính quyền điện tử tỉnh dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới hình thành Chính quyền số.
- Góp phần hoàn thiện Kiến trúc ICT đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó tạo được nền tảng cốt lõi của đô thị thông minh đáp ứng điều kiện triển khai Internet vạn vật (IoT); Xử lý dữ liệu lớn (BigData). Từng bước xây dựng phát triển các dịch vụ đô thị thông minh. Nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.
- Từng bước tiến hành triển khai Kế hoạch chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước, dần hoàn thiện các Chỉ số chuyển đổi số ở cấp huyện trên cơ sở các nội dung của Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử huyện A Lưới
- 100% tỷ lệ hồ sơ giải quyết Thủ tục hành chính (TTHC) được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã.
- 100% tỷ lệ Trang thông tin điện tử cấp huyện, cấp xã tuân thủ các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP.
- 20% tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC.
- 90% tỷ lệ DVCTT xử lý bằng hồ sơ điện tử.
- 100% tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử.
- 90% tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng.
- 80% tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.
- 90% tỷ lệ báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
- 100% hồ sơ giải quyết TTHC được số hoá
- 40% - 60% rút ngắn thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống Họp thông minh.
- 100% cơ quan Nhà nước sử dụng hệ thống phần mềm dùng chung tích hợp từ cấp huyện đến cấp xã: Tiếp tục đánh giá nhân rộng cho cấp xã dùng chung 01 hệ thống thống nhất.
b) Mục tiêu ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng đến xây dựng đô thị thông minh
- 100% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền.
- 60% tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC.
- Phối hợp triển khai tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia;
- 80% DVCTT cung cấp mức độ 3.
- 80% DVCTT cung cấp mức độ 4.
- 70% DVCTT mức độ 3 có phát sinh hồ sơ trực tuyến (HSTT) trên tổng DVCTT mức độ 3.
- 70% DVCTT mức độ 4 có phát sinh HSTT trên tổng DVCTT mức độ 4.
- Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- 50% TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận hoặc trả kết quả giải quyết qua dịch vụ Bưu chính công ích (BCCI).
c) Mục tiêu phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin
- 100% tỷ lệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.
- 100% tỷ lệ CQNN cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- 100% hệ thống thông tin trong CQNN được phê duyệt theo cấp độ.
- 100% các máy tính của cán bộ, công chức, viên chức được cài đặt phần mềm diệt virus tập trung (BKAV Endpoint).
- 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương có khả năng kết nối họp trực tuyến với đường truyền dữ liệu tốc độ cao.
I. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2022
1. Xây dựng Chính quyền số
a) Ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử
- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chuyển đổi số, Chính quyền số.
- Triển khai, thực hiện các chủ trương, định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình của huyện về chuyển đổi số, Chính quyền số trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện chuẩn hóa các hệ thống thông tin dùng chung trong cơ quan Nhà nước theo kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0.
- Đảm bảo cấp phát chữ ký số qua sim di động cho 100% cán bộ lãnh đạo cấp phòng, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn.
- Triển khai tập huấn đồng bộ liên thông phần mềm dùng chung của tỉnh từ huyện đến các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị: phần mềm quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử công vụ, chữ ký số,… để gửi nhận văn bản trên môi trường mạng đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Thực hiện theo hướng chuẩn hóa theo các quy định mới của Cổng dịch vụ công của quốc gia; Số hóa dữ liệu theo hướng chuẩn hóa lưu trữ điện tử và hồ sơ điện tử.
- Phối hợp, triển khai thực hiện việc chuẩn hóa nền tảng tích hợp các dịch vụ khác vào Cổng dịch vụ công thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức.
- Rà soát dịch vụ công của Trung tâm hành chính công huyện và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của các xã, thị trấn, vận dụng các tiện ích đã được triển khai vào thực tiễn như: Dịch vụ bưu chính công ích, hồ sơ điện tử, chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt, xác thực danh tính… để áp dụng vào thủ tục hành chính đảm bảo đủ điều kiện công bố mức độ 3,4.
- Công khai đầy đủ các TTHC sau khi được tỉnh công bố trên trang thông tin điện tử của huyện; Công khai việc tra cứu quá trình xử lý hồ sơ và mức độ hài lòng của người dân trên trang thông tin điện tử của huyện.
- Triển khai các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4, thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng dịch vụ BCCI.
c) Phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng dùng chung: Nâng cấp các trang thiết bị công nghệ mới, nâng cấp các thiết bị, máy móc cho cán bộ, công chức, viên chức và tại Trung tâm Hành chính công huyện và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã để phục vụ xử lý công việc hàng ngày và cho người dân được tốt hơn.
- Nâng cấp hạ tầng Mạng LAN và WAN, đảm bảo đường truyền tốc độ cao tại các cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp triển khai hệ thống giải pháp Dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp, phân tích và hỗ trợ công cụ dự báo quản lý trên nền tảng dữ liệu lớn.
- Hạ tầng về an toàn thông tin: Phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông tiếp túc triển khai phần mềm diệt virus tập trung (BKAV Endpoint), xây dựng nền tảng và hệ thống quy chuẩn đảm bảo an toàn thông tin phục vụ chuyển đổi số đến năm 2030 của huyện.
d) Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT
- Phối hợp, triển khai đề án Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
- Tham gia bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin các cơ quan Nhà nước theo Khung chương trình chuyển đổi số của tỉnh.
- Tiếp tục tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước trong chuyển đổi số.
- Tham gia tập huấn nâng cao kiến thức về nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo các cấp.
đ) Phát triển Đô thị thông minh
- Phối hợp triển khai hoàn thiện nền tảng dùng chung trong việc chỉ đạo, điều hành của UBND huyện; Đầu tư hệ thống camera tại các vùng trọng điểm ngập lụt và một số vùng trọng yếu trên địa bàn huyện.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh xây dựng hoàn thiện nền tảng số, hoàn thiện và phát triển dịch vụ đô thị thông minh trong các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Du lịch, Văn hóa, Giao thông, Môi trường.
2. Xây dựng Kinh tế số
- Triển khai, thực hiện các chủ trương, định hướng của tỉnh về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
- Thúc đẩy hoạt động kinh doanh số, thương mại điện tử. Khuyến khích sử dụng các công nghệ nền tảng mới trong các doanh nghiệp.
- Phối hợp triển khai hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng của các doanh nghiệp.
- Phối hợp xây dựng doanh nghiệp mẫu về chuyển đổi số để làm các mô hình mẫu cho các doanh nghiệp học hỏi và nhân rộng.
3. Xây dựng Xã hội số
- Thực hiện các chủ trương, định hướng của tỉnh về phát triển xã hội số và chuyển đổi số cho người dân.
- Xây dựng và ban hành các quy định, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển xã hội số, chuyển đổi số cho người dân.
- Tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số và xã hội số trên các phương tiện thông tin và ở các cấp.
- Xây dựng xã hoặc Hợp tác xã mẫu về chuyển đổi số để làm các mô hình cho các địa phương khác học hỏi và nhân rộng.
(Chi tiết tại file đính kèm)