Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

A Lưới: sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015
Ngày cập nhật 19/08/2015
Đồng chí Lê Văn Trừ - Bí thư Huyện ủy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện CT

A Lưới là một trong những huyện bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp, nhất là về đời sống kinh tế của người dân. Năm 2011, có 16 xã/9.262 hộ nông thôn thực hiện chương trình nông thôn mới, toàn huyện bình quân chỉ đạt 7,94 tiêu chí/xã; trong đó có 6 xã đạt dưới 7 tiêu chí; xã có số tiêu chí cao nhất là Hương Phong cũng mới đạt 13 tiêu chí. Sau gần 5 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của tỉnh, huyện và sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị các cấp và sự nỗ lực của người dân, Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tại huyện A Lưới đã đạt một số kết quả tích cực.

Công tác tuyên truyền, vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được các cấp, các ngành quan tâm và triển khai thường xuyên, với nhiều hình thức khá đa dạng như: Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông như: Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, Trạm truyền thanh xã; cấp 100 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM và 7.400 tờ rơi tuyên truyền về xây dựng NTM cho thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp. Đã lắp đặt 23 bảng Pa nô tuyên truyền, cấp Áp phích tuyên tuyền cho tất cả các thôn trên 20 xã, mỗi thôn một bảng đặt tại nhà họp thôn. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức xây dựng NTM cho 900 lượt người tham gia ở các cấp, trong đó cấp xã và thôn 797 lượt người.

Qua kết quả tuyên truyền vận động tính đến nay có người dân của 15 xã đã đóng góp 63.792 ngày công và 520.518 m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Điển hình: xã Hồng Kim: hiến 181.000m2 đất; Hồng Bắc: hiến 157.000 m2 đất; Hồng Vân: tham gia 62.240 ngày công,...để xây dựng các công trình như đường giao thông, thủy lơi, nhà văn văn hóa,... Ước tính gần 20.000 triệu đồng. Người dân tự làm hàng rào xanh, chỉnh trang đường làng ngõ xóm và xử lý rác thải bằng hình thức chôn, đốt,... điển hình như: Thôn A Tin, Ca Vin xã A Đớt, thôn Cân Sâm xã Hồng Thượng, thôn Pa Ring xã Hồng Hạ, thôn A5 xã Hồng Vân, Thôn Ta Roi, thôn Quảng Mai xã A Ngo,....Về hộ sử dụng nhà tiêu (hố xí), chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh theo kết quả điều tra toàn huyện: Có 5.677/9.680 hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 58,6%. Điển hình: xã Hương Phong có 144/152 hộ, đạt 97%, xã Sơn Thủy có 512/660 hộ đạt 77,6 %, xã Hồng Thái có 225/302 hộ đạt 74,5%. Có 2.222/4.312 hộ có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh đạt 51,5%. Điển hình xã có tỷ lệ số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cao như: xã A Đớt có 195/208 hộ đạt 89,4%, xã Đông Sơn có 151/172 hộ đạt 87,8%, xã Phú Vinh có 60/70 hộ đạt 85,7%. Các cá nhân điển hình hiến đất xây dụng công trình: Hộ Quỳnh Rêh - thôn 4, xã Bắc Sơn hiến 10.100 m2 đất, Bà Hồ Thị Thí – thôn A So, xã Hương Lâm hiến 9.000 m2 đất, Hồ Văn Tiếc – thôn 4, xã Hồng Kim hiến 2.920 m2 đất …

Xây dựng nông thôn mới: Nhà nước và nhân dân cùng làm

Vai trò xung kích của Tuổi trẻ A Lưới trong xây dựng nông thôn mới

Đoàn TNCSHCM A Lưới ra quân làm sạch môi trường trong dịp Tháng Thanh niên năm 2013

Tổng nguồn lực huy động lồng ghép trong 5 năm thực hiện chương trình đạt hơn 248.940 triệu đồng, trong đó: nguồn hỗ trợ trực tiếp của Chương trình: 10.356 triệu đồng, nguồn lồng ghép hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp: 26.284 triệu đồng và nguồn lồng ghép hỗ trợ xây dựng cơ bản 192.300 triệu đồng; Nguồn dân đóng góp: 20.000 triệu đồng:

Tổng kinh phí hỗ trợ  trực tiếp của Chương trình nông thôn mới:

Trong 5 năm nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình xây dựng nông thôn mới là: 10.356 triệu đồng gồm: Hỗ trợ Phát triển sản xuất; Quy hoạch NTM 16 xã; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, hoạt động BCĐ và công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ xi măng làm đường bê tông; xây dựng Trụ sở xã Hương Phong; Hệ thống nối mạng cấp nước sạch xã Nhâm, Đập và kênh mương Ba Nghe 2 xã A Roàng và Đường từ thôn 3 đến nhà bà Kăn Bé thôn 2 xã Hồng Kim.

Tổng kinh phí huy động, lồng ghép hỗ trợ phát triển sản xuất là: 26.284 triệu đồng, trong đó: Nguồn dự án BCC khoảng 577 triệu đồng, Ngân sách huyện đầu tư hỗ trợ phát triển cây Cây cao su,  chuối hàng hóa: 10.225 triệu đồng.

Ngoài việc tập trung đầu tư phát triển cây chuối và cây cao su. Việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên các lĩnh vực khác cũng được tập trung chỉ đạo và có những bước chuyển biến tích cực đó là: Về trồng trọt: Cơ cấu mùa vụ có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Đã đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt như: giống lúa xác nhận, giống ngô lai, giống sắn KM94 vào sản xuất diện rộng; từng bước quan tâm việc đầu tư thâm canh để tăng năng suất, sản lượng. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm bình quân 5.387 ha/năm; Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt: 13.559 tấn/năm. Chăn nuôi: Chăn nuôi trang trại và gia trại đang được phát triển và nhân rộng, bước đầu các chủ hộ đã quan tâm đến chất lượng con giống, chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng,.... Tổng đàn gia súc hiện có tại thời điểm 26.438 con. Tổng đàn gia cầm: 119.360 con. Lâm nghiệp: Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã chuyển hướng tích cực từ lâm nghiệp truyền thống sang đẩy mạnh việc trồng rừng kinh tế và giao rừng tự nhiên cho người dân quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng phòng hộ và chăm sóc là chủ yếu. Hàng năm, trồng mới và chăm sóc từ 800-900 ha rừng. Khai thác rừng trồng trên 3.215 ha, giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý khoảng 14.500 ha/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Thủy sản: Đã chuyển dần từ phương thức nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh hàng năm; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng. Tổng diện tích ao hồ toàn huyện 324,8 ha; năng suất bình quân 2,2 tấn/ha, tổng sản lượng 716 tấn/năm. Đã phê duyệt Đề án phát triển nuôi cá nước ngọt giai đoan 2014-2020.

Vườn cao su mới trồng tại xã A Roàng

Đẩy mạnh phát triển sản xuất tăng thu nhập” trong xây dựng nông thôn mới

Mô hình trồng chuối cao sản tại A Lưới

Nuôi cá nước ngọt tại lòng hồ Thủy điện A Lưới

Mô hình trồng nấm linh chi tại xã A Ngo, huyện A Lưới

Tổng kinh phí lồng ghép hỗ trợ các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: Kết cầu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm, đã huy động và lồng ghép tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân ước đạt 192.300 triệu đồng. Hệ thống thủy lợi được Đầu tư nâng cấp, sửa chữa 11 công trình thủy lợi, bê tông hóa 3,6 km kênh mương; Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Hoàn thành cứng hoá 18 km đường liên xã, 55,7 km đường liên thôn, xóm; 19,6 km đường nội đồng, đường vào các khu sản xuất. Cứng hóa 17,69 km/33 tuyến đường đô thị; 34,42 km/14 tuyến đường huyện và 177,33km/266 tuyến đường xã. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa 229,44/243,6 km, đạt tỷ lệ 94,2%. Hoàn thành các dự án như: Trung tâm sinh hoạt cộng đồng giai đoạn 1; Cầu Hồng Quảng; Bến xe trung tâm A Lưới và nhà chờ phục vụ hành khách; Đường giao thông từ khe Bùn đi Kăn Tôm; đường A Ngo đi Thôn Quảng Lợi; Trung tâm dạy nghề giai đoạn 1; Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư thủy điện A Lưới; khu tái định cư Pa Ay; Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên; các chương trình mục tiêu và hỗ trợ có mục tiêu như Chương trình 135, 160, 33, 134 kéo dài… Hoàn thành và đưa vào sử dụng 11 Trạm Y tế do dự án AP tài trợ. Xây dựng mới các trụ sở xã: Phú Vinh, Hồng Thượng, Hương Phong, A Roàng, Hồng Quảng, đang triển khai xây dựng trụ sở xã A Đớt…có 35 hạng mục công trình sân, hàng rào, công trình phụ trụ sở các xã, các Trạm Y tế, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng đã được đầu tư trong 5 năm qua. Hoàn thành thi công xây dựng Dự án nâng cấp mở rộng QL 49A giai đoạn 1; cơ bản hoàn thành các công trình khu vực Trạm liên kiểm, hải quan cửa khẩu; nâng cấp hồ chứa A Ninh 1 xã Hồng Bắc; đường từ cửa khẩu A Đớt đến đường Hồ Chí Minh; đường từ Hồng Thái đến Đồn Biên phòng 635; đường từ Hồng Bắc đến Đồn Biên phòng Nhâm; đường nội thị giai đoạn 3; kè chắn sạt lở đất dọc sông Tà Rình. Hệ thống điện trung, hạ thế từ nguồn vốn vay ADB cho 13 xã. Chuẩn bị đầu tư đường dây điện 22 KV A Roàng - Đồn Biên phòng Hương Nguyên; các hạng mục thuộc dự án Đoàn Kinh tế Quốc phòng 92 đầu tư cho 5 xã vùng trong.

100% trường học được tầng hoá và kiên cố hoá, 100% xã có lưới điện quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện ước đạt 98,9% tăng 0,48% so năm 2010. Nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 75% năm 2010 lên 86% năm 2014.

Các dự án khởi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2015: 102.308,0 triệu đồng, trong đó: Chương trình 33: 17.760,0 triệu đồng; Chương trình 160: 8.700 triệu đồng; ngân sách tỉnh và nguồn vốn khác: 33.362 triệu đồng.

Trụ sở khang trang của Trạm Y tế xã Đông Sơn

Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện cụ thể như sau:

Mức độ đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí:

- Kết quả rà soát chương trình xây dựng nông thôn mới chia theo 5 nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Số xã đạt 19 tiêu chí: 1 xã Hương Phong, đạt 5%;

+ Nhóm 2: Số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí: 02 xã, đạt 10% (Sơn Thủy: 16 tiêu chí; A Ngo: đạt 16 tiêu chí);

+ Nhóm 3: Số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí: 14 xã, đạt 70% (Hương Lâm, Hồng Quảng: đạt 13 tiêu chí; Hồng Thái, A Roàng: đạt 12 tiêu chí; Nhâm, Hồng Bắc, Phú Vinh, Hồng Kim, A Đớt, Bắc Sơn, Hồng Trung: đạt 11 tiêu chí; Hồng Thượng, Đông Sơn, Hồng Hạ: đạt 10 tiêu chí).

+ Nhóm 4: Số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí: 3 xã đạt 15% (Hồng Thủy: đạt 9 tiêu chí, Hồng Vân, Hương Nguyên: đạt 8 tiêu chí).

+ Nhóm 5: Dưới 5 tiêu chí: không.

- Đánh giá chung: Các tiêu chí đạt so với năm 2011, tăng thêm 55 tiêu chí, (chưa kể 4 xã bổ sung quy hoạch đô thị mới) tăng bình quân 3,43 tiêu chí/xã/5 năm; tăng 0,68 tiêu chí/xã/năm.

Mức độ đạt từng tiêu chí NTM:

- Về quy hoạch Nông thôn mới: có 19 xã (95%) đã quy hoạch (xã Hồng Vân chưa có quy hoạch). Trong đó 03 xã lập quy hoạch Đô thị: xã A Ngo, Sơn Thủy, A Đớt; hiện nay đang tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch nông thôn.

- Tiêu chí số 2 về giao thông: có 10 xã, đạt 50%;

- Tiêu chí số 3 về thủy lợi: có 10 xã, đạt 50%;

- Tiêu chí số 4 về điện: 100% số xã đạt;

- Tiêu chí số 5 về trường học: có 13 xã, đạt 65%;

- Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa: có 4 xã, đạt 20%;

- Tiêu chí số 7 về chợ nông thôn: có 16 xã, đạt 80%;

- Tiêu chí số 8 về bưu điện: 100% số xã đạt;

- Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư: có 12 xã, đạt 60%;

- Tiêu chí số 10 về thu nhập: 3 xã đạt ( Hương Phong, Sơn Thủy, A Ngo), đạt 15%.

- Tiêu chí số 11 về hộ nghèo: có 5 xã, (Hương Phong, A Ngo, Sơn Thủy, Hương Lâm và Phú Vinh) đạt 25%.

- Tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: có 12 xã, đạt 60%;

- Tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất: có 5 xã, đạt 25%;

- Tiêu chí số 14 về giáo dục: có 15 xã, đạt 75%;

- Tiêu chí số 15 về y tế: có 19 xã, đạt 95%;

- Tiêu chí số 16 về văn hóa: có 13 xã, đạt 65%;

- Tiêu chí số 17 về môi trường: có 3 xã, đạt 15%;

- Tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức – chính trị xã hội: có 14 xã, đạt 70%;

- Tiêu chí số 19 về an ninh trật tự xã hội: 100% số xã đạt.

Hồng Vân gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển đô thị vệ tinh

Đạt được những kết quả trên, nguyên nhân chính là nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành trong tỉnh; sự chỉ đạo quyết liệt của Thường vụ Huyện ủy, HĐND huyện. Một số xã đã chủ động trong thực hiện cơ chế, chính sách của trung ương, tỉnh, huyện và bố trí ngân sách của địa phương cho Chương trình; năng lực cán bộ làm công tác nông thôn mới ở một số địa phương được nâng cao. Sự đồng thuận và thể hiện vai trò chủ thể của người dân từng bước được nâng lên.

Đồng chí Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi thăm một số công trình giao thông và một số mô hình sản xuất tại xã Nhâm

Trên nền tảng những kết quả đã đạt được, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện cùng các cấp, các ngành huyện A Lưới xác định mục tiêu cơ bản đến năm 2020 là tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng NTM theo đúng kế hoạch và lộ trình đã đề ra. Phát huy vai trò chủ thể của người dân, với phương châm nhân dân làm nhà nước hỗ trợ. Toàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới là 6 xã (Hương Phong, Sơn Thủy, A Ngo, Nhâm, Hương Lâm và Hồng Bắc), đạt 30%, đối với các xã còn lại, phấn đấu đạt bình quân 1,7 tiêu chí/xã/năm.

Ngọc Linh - LHVHQ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.370.493
Truy câp hiện tại 500