I. Đối với đơn vị quản lý
1. Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho khu dịch vụ. Kế hoạch/phương án cần xác định rõ nội dung, người chịu trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện; nội dung triển khai bao gồm cả phương án xử trí các trường hợp mắc, nghi mắc COVID-19; người chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát; kinh phí thực hiện. Căn cứ thực tế triển khai và kết quả kiểm tra, giám sát, đơn vị quản lý điều chỉnh kế hoạch/phương án cho phù hợp.
2. Phân công và công khai tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu dịch vụ để người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng biết, liên hệ khi cần thiết.
3. Ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 với chính quyền địa phương theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn này.
4. Tạo mã QR hoặc tờ khai y tế để kiểm dịch và trang bị khẩu trang, nước rửa tay tại lối vào khu dịch vụ.
5. Bố trí khu vực xếp hàng vào khu dịch vụ có đánh dấu vị trí giãn cách giữa các khách hàng theo quy định. Tại khu vực lối vào khu dịch vụ: tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng khai báo y tế (quét mã QR tại điểm kiểm dịch hoặc trên ứng dụng PC-Covid hoặc khai trên giấy), sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch, bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào khu dịch vụ đảm bảo quy định phòng, chống dịch, đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.
6. Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng khi đang làm việc tại khu dịch vụ có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh hoặc được xác định là người tiếp xúc vòng 1 (F1) hoặc người tiếp xúc vòng 2 (F2). Phòng/khu vực cách ly tạm thời phải đảm bảo các yêu cầu (theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo). Trường hợp không thể bố trí phòng cách ly tạm thời thì phải bố trí một khu vực riêng để cách ly tạm thời, khu vực này phải tách biệt hoàn toàn với các khu vực bán hàng, giao nhận hàng trong khu dịch vụ.
7. Yêu cầu đơn vị và người giao hàng thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, quy định về phòng, chống dịch và ghi lại thông tin người giao hàng, người nhận hàng, thời gian giao nhận hàng…; có biện pháp để hạn chế tiếp xúc giữa người giao hàng và người nhận hàng.
8. Tổ chức theo dõi hàng ngày sức khỏe của người lao động/làm việc, người bán hàng; không bố trí làm việc đối với người có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà trước đến nơi làm việc và không đi làm khi có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở,… và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử lý theo quy định.
9. Phát thanh trong thời gian mở cửa khu dịch vụ để nhắc nhở người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng thường xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 (thực hiện Thông điệp 5K, quy định về phòng chống dịch COVID-19,…), khuyến khích đối với nhà hàng.
10. Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, giấy vệ sinh cho người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng.
11. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn tại Phần thứ ba của Hướng dẫn này.
12. Yêu cầu các hộ kinh doanh/gian hàng trong khu dịch vụ ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn này.
13. Khi phát hiện người có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại khu dịch vụ, thực hiện xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo Hướng dẫn này.
14. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho tất cả hộ kinh doanh/gian hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ về Hướng dẫn này và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
15. Điều chỉnh số lượng người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ theo tình hình dịch bệnh và theo quy định của chính quyền địa phương.
16. Xây dựng kế hoạch xét nghiệm sàng lọc theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ và kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động.
17. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 một tuần/lần theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Hướng dẫn này và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn.
II. Đối với hộ kinh doanh/gian hàng trong khu dịch vụ
1. Tuân thủ việc sắp xếp nơi bán hàng của đơn vị quản lý khu dịch vụ, đảm bảo khoảng cách an toàn trong phòng, chống dịch.
2. Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc không đến làm việc nếu có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
3. Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc luôn thực hiện Thông điệp 5K và các quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.
4. Thông báo ngay cho cán bộ quản lý khu dịch vụ, cán bộ đầu mối phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách an toàn và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.
5. Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách khi mua hàng và chờ mua hàng.
6. Quản lý người lao động/làm việc, người bán hàng về các thông tin như tên, năm sinh, số CMT/CCCD, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ quê quán; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1, F2.
7. Đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày; đảm bảo thông thoáng; đảm bảo khoảng cách an toàn cho người lao động/làm 5 việc, người bán hàng, khách hàng; có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh…
8. Ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn này.
9. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 một tuần/lần theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Hướng dẫn này.
III. Đối với người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng
1. Không đến khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
2. Thực hiện khai báo y tế khi đến khu dịch vụ.
3. Luôn thực hiện Thông điệp 5K.
Trong đó lưu ý:
- Đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định (nếu là loại khẩu trang dùng 01 lần).
- Giữ khoảng cách tối thiểu với người xung quanh theo quy định của đơn vị quản lý khu dịch vụ; hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay trong thời gian có mặt ở khu dịch vụ.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải, hoặc khăn tay, hoặc khăn giấy, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định tại khu dịch vụ; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh; không khạc nhổ bừa bãi.
4. Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.
5. Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong thời gian di chuyển từ nơi ở đến khu dịch vụ và ngược lại.
6. Người lao động/làm việc, người bán hàng phải được tiêm đủ liều vắc xin phải ký cam kết thực hiện công tác về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Hướng dẫn này, thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 một tuần/lần theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Hướng dẫn này.
IV. Đối với khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống
1. Yêu cầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các quy định có liên quan.
2. Một số nội dung cần thực hiện để phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh COVID-19:
- Khu vực chế biến thực phẩm phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định.
- Khu vực ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng; có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; có đủ bàn ghế và đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng theo quy định (có thể xếp ngồi so le hoặc đặt vách ngăn giữa các khách hàng); có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng khách hàng và được vệ sinh sạch sẽ; có đủ thùng đựng rác, có nắp đậy và có lót túi; có biển 5K về phòng, chống dịch, hướng dẫn khách hàng rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Khu vực nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, có đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh; vệ sinh khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.
- Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định, hướng dẫn trong suốt quá trình vận chuyển.
- Người chế biến thực phẩm phải đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt bàn, ghế ngồi ngay sau mỗi lượt khách rời đi.