1. Mục tiêu chung
a) Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; khu dân cư văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con người có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới; việc tang và lễ hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
b) Gắn kết và phát huy vai trò của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn từ năm 2021 - 2025:
a) 91% gia đình đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa theo quy định.
b) 97% khu dân cư đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu khu dân cư văn hóa;
c) 97% cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện đạt chuẩn văn hóa.
d) 100% hộ gia đình tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; 60% các xã đăng ký xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn.
Giai đoạn 2025 - 2030:
Giữ vững các chỉ tiêu đã đạt được trong giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục phấn đấu các chỉ tiêu cụ thể sau:
a) 95% gia đình được công nhận và giữ vững đạt chuẩn văn hóa.
b) 100% cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng trên địa bàn đạt chuẩn văn hóa.
c) 100% khu dân cư được công nhận và giữ vững danh hiệu đạt chuẩn văn hóa.
d) 100% hộ gia đình tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; 80% các xã đăng ký xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn.
NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Nâng cao chất lượng “Gia đình văn hóa”, “khu dân cư văn hóa”; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa”:
a) Chú trọng đẩy mạnh phong trào một cách đồng đều. Chỉ đạo triển khai công nhận danh hiệu đạt chuẩn văn hóa theo giai đoạn để nâng cao chất lượng phong trào. Lồng ghép nhiều nội dung, nhiều phong trào ở cơ sở vào phong trào “TDĐKXDĐSVH”.
b) Tiến hành tổng kết các chương trình phối hợp liên ngành, khắc phục sự chồng chéo, nhiều đầu mối làm cho việc phối hợp được tập trung, thống nhất, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong việc thực hiện các nội dung của Phong trào.
c) Thường xuyên tổ chức phúc tra, kiểm tra để công nhận các danh hiệu “khu dân cư văn hóa”, “gia đình văn hóa”; “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa” theo giai đoạn.
2. Xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị:
Tiếp tục triển khai phong trào xây dựng “xã đạt cuẩn văn hóa nông thôn mới”; “thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “phường đạt chuẩn văn minh đô thị”, “thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
3. Đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước đảm bảo các nguyên tắc theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
4. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn:
Lồng ghép thực hiện Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trong Phong trào “TDĐKXDĐSVH” đảm bảo mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.
5. Xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở:
a) Chủ động bố trí quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao đảm bảo.
b) Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho xây dựng thiết chế và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở.
c) Hàng năm xác định chỉ tiêu phát triển văn hóa, thể thao, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa, thể thao cơ sở.
6. Tiếp tục thực hiện 5 nội dung chủ yếu của phong trào:
a) Trên cơ sở 5 nội dung chủ yếu của Phong trào “TDĐKXDĐSVH” là “Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo; xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội; sống và làm việc theo pháp luật; xây dựng môi trường văn hóa - sạch - đẹp - an toàn và xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - thể thao cơ sở”, kết hợp với những tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn cụ thể hóa thành những nội dung, tiêu chí đưa vào các phong trào cụ thể để chỉ đạo triển khai thực hiện.
b) Tập trung chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong đó cán bộ, đảng viên cần gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện.
7. Tập trung nâng cao chất lượng các phong trào cụ thể sau:
a) Xây dựng “Người tốt việc tốt” và các điển hình tiên tiến:
- Xây dựng con người có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hóa. Bình chọn và biểu dương khen thưởng “Người tốt, việc tốt” các cấp trong phong trào “TDĐKXDĐSVH”.
- Biểu dương, khen thưởng và phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “TDĐKXDĐSVH” bao gồm:
+ Gia đình văn hóa; làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.
+ Các cá nhân, tập thể có tinh thần vượt khó, phát huy nội lực, có tinh thần đóng góp cho phong trào, có cách làm sáng tạo, hiệu quả, đạt thành tích xuất sắc thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH”.
b) Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”:
- Thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động trên cơ sở bổ sung nội dung, tiêu chí thực hiện góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” gắn với việc huy động mọi nguồn lực nhằm đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo.
- Tiếp tục phát huy kết quả việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư gắn với việc tuyên dương các gia đình văn hóa tiêu biểu.
c) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng “gia đình văn hóa”; “khu dân cư văn hóa”:
- Tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và năng lực tự quản cộng đồng trong quá trình xây dựng và giữ vững danh hiệu “gia đình văn hóa”; “khu dân cư văn hóa”.
- Nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn thôn, tổ dân phố, gia đình đã đạt chuẩn văn hóa. Thực hiện nghiêm túc việc bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “khu dân cư văn hóa” theo đúng Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.
- Phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận, Trưởng khu dân cư trong việc tuyên truyền vận động, bình xét và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “khu dân cư văn hóa”.
d) Xây dựng, công nhận cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa:
- Nâng cao chất lượng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã đạt chuẩn văn hóa. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các nội dung tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa phù hợp với tính chất, đặc điểm từng loại hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Gắn việc xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Quy chế văn hóa công sở.
- Thực hiện các tiêu chuẩn đánh giá tại Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
đ) Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”: Phát huy phong trào luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phong trào thể dục thể thao quần chúng ở các vùng dân cư, đơn vị cơ sở; khuyến khích mọi loại hình xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao.
e) Gắn kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với các cuộc vận động, các phong trào khác nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ:
- Các phong trào, các cuộc vận động của các ngành, đoàn thể tiếp tục chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để thống nhất bổ sung, lồng ghép các nội dung cho phù hợp với tình hình mới.
- Gắn với các cuộc vận động xã hội lớn: “Ngày vì người nghèo”; xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị văn minh; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Xây dựng văn hóa giao thông; phòng chống tệ nạn xã hội.
- Gắn kết thực hiện các nhiệm vụ của các ngành, đoàn thể với các phong trào: “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân viên chức”; “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Cựu chiến binh gương mẫu”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các đơn vị lực lượng vũ trang”; “Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”.