|
|
Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
Chủ tịch UBND huyện
Liên kết website
Chính phủ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành
| |
| |
|
|
Khai giảng Lớp truyền dạy nghề đan lát thủ công truyền thống của tộc người Pa cô huyện A Lưới năm 2015 Ngày cập nhật 24/03/2015
Chiều ngày 20 tháng 03 năm 2015, Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng và UBND xã Bắc Sơn tổ chức khai giảng Lớp truyền dạy nghề đan lát thủ công truyền thống của tộc người Pa cô huyện A Lưới năm 2015. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Lê Anh Miêng - UVTV- Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, các đồng chí thành viên trong Ban chỉ đạo Đề án Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020; đại diện lãnh đạo xã Bắc Sơn, các công chức văn hóa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cùng các nghệ nhân và học viên tham gia lớp truyền dạy.
Trong các loại hình thủ công truyền thống của các tộc người thiểu số ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thì đan lát thủ công đóng vai trò quan trọng và có truyền thống từ lâu đời. Trong đó nghề đan lát thủ công của tộc người Pa cô là tiêu biểu nhất. Các sản phẩm đan lát dùng trong canh tác nương rẫy của đồng bào rất đa dạng về mẫu mã và phong phú về loại hình. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường thấy những vật dụng được đan bằng mây tre, tuy nhiên cùng với sự phát triển CNH - HĐH đất nước, ngày nay, các vật dụng sinh hoạt trong gia đình của các tộc người thiểu số nói chung cũng như các dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới nói riêng đa số lấy từ vật liệu nhôm nhựa, nilon được mua ở thị trường từ các nhà máy sản xuất kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Các vật dụng truyền thống được làm từ mây tre hiện nay rất hiếm hoi, đặc biệt là các nghệ nhân - những người sản xuất ra được các vật dụng truyền thống ngày ít đi. Những nghệ nhân lớn tuổi ngày một già yếu, các hình thức truyền nghề cho thế hệ con cháu chưa được chú trọng, điều đó đã dẫn đến sự mai một, rạn nứt là điều không thể tránh khỏi.
Trước thực tế đó, với mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI "Về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"; Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 30 tháng 10 năm 2012 của BCH Đảng bộ huyện (Khóa X) về xây dựng và phát triển văn hóa, du lịch huyện A Lưới giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của HĐND huyện A Lưới về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020. Được sự nhất trí của Thường vụ huyện ủy, HĐND, UBND huyện A Lưới, Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng và UBND xã Bắc Sơn tổ chức Khai giảng Lớp truyền dạy nghề đan lát thủ công truyền thống của tộc người Pa cô huyện A Lưới năm 2015.
Lớp học sẽ được diễn ra tại xã Bắc Sơn trong thời gian 01 tháng từ 20/3 - 20/4/2015. Các Nghệ nhân sẽ hướng dẫn (lý thuyết và thực hành) cho các học viên các bước để hoàn thiện một sản phẩm đan lát (từ khâu chọn vật liệu đến kỹ thuật đan). Kết thúc khóa học, học viên phải đan được trên 12 loại sản phẩm như: A ram; A ruông; Tum; Aloon; Ka oi; Kruh; Ađiên, A teh (gùi to); A chooiq (gùi nhỏ); Ti letq (gùi dành cho nam giới); Yrang; Tiêr Ađêêng; Apoq; Chặt; Ka đư..
Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Lê Anh Miêng, UVTV- Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy đã nhấn mạnh: Việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc là rất cần thiết, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Cần nhân rộng mô hình các Lớp học như thế này nhiều hơn nữa để những bản sắc văn hóa của dân tộc sớm được bảo tồn, không bị mai một theo thời gian. Để có được kết quả tốt, yêu cầu các nghệ nhân và học viên tham gia lớp truyền dạy phải thực sự nghiêm túc, nghệ nhân cần phải có sự tâm huyết và học viên phải thực sự là những người có năng khiếu và đặc biệt là có sự quan tâm đến công tác bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Một số hình ảnh tại buổi khai giảng
Lê Loan Các tin khác
|
|
| Thống kê truy cập Truy câp tổng 29.156.241 Truy câp hiện tại 10.701
|
|
|