Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phát huy vai trò Già làng, người uy tín trong việc bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới
Ngày cập nhật 28/05/2019

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là  một chủ trương, chính sách của Đảng và  nhà nước ta, đã nêu trong các văn  kiện của các kỳ Đại hội của Đảng. Đặc biệt là trong Nghị Quyết trung ương 5 ( khóa 8) của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI "Về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"; Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện (khóa X) về xây dựng và phát triển Văn hóa, Du lịch huyện A Lưới giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân huyện A Lưới về việc “ Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020” đã được cụ thể hóa thông qua các chương trình chính sách của chính quyền các cấp, đã và đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành có liên quan về bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Mảnh đất A Lưới, mang trong mình một kho tàng bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng độc đáo với các lễ  hội nổi tiếng như: A Da, A Riêu Piing, A Riêu Car, A Riêu Âr pục ( Pa cô) Tặc Buah, Tặc Pyng, A da Y luột ( Tà ôi); Tặc Ân ninh ( Cơ tu). Các thể loại dân ca Cha chấp, Ba bọoi, Kâr Lợi, Târ a, Xiềng, Thun, Tâng ư, ru A cay, têr a venh ( Pa cô) Kân tiel, A roi, Ru y con, Ân tooch ( Tà ôi) Nha nhim, Ba boch, Kâr ô, Ca ru ca con ( Cơ tu)…các  vũ điệu truyền thống  như: Pa dưưn Ku ru, Pâr chêêng kòng, Pa dưn A Da, Pa dưn tâm  mooi věěl, Pa dưưn Giàng đạa, Choan đung, Ra dooc ( Pa cô); Ry răm, Ân zưt ( Tà ôi) Da dã, Tân tung ( Cơ tu) cùng các phong tục tập quán tốt đẹp khác hiện nay vẫn còn lưu giữ, duy trì thường xuyên. Để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trên địa bàn  huyện, thì  già làng, người uy tín  đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tập hợp cộng đồng, thống nhất ý chí trong làng  bản, dân cư để phát huy, duy trì bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc ở các lĩnh vực.

Hiện nay, huyện A Lưới có trên 110 Già làng, đây là những người đứng đầu uy tín nhất, hiểu biết sâu sắc nhất về văn hóa truyền thống dân tộc, mang trọng trách quản lí và chủ trì tổ chức các nghi lễ truyền thống lớn nhỏ của làng bản, tham gia giải quyết giải  hòa các sự việc mâu thuẫn, là  người gắn kết tình gắn  bó keo sơn của con cháu trong làng, là sợi dây đỏ để gắn chặt tình cộng đồng dân tộc và xã hội. Mỗi Già làng  là một kho tàng, báu vật sống chứa đựng  và cung cấp, truyền dạy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể…

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, nền văn hóa của thời kỳ mở cửa đem theo nhiều nét văn hóa hiện đại đã và xâm nhập, len lỏi vào các bản làng, khu dân cư, thông qua các phương tiện thông tin đại  chúng. Mặt tích cực là nền văn hóa nhân loại đã tạo thêm sự phong phú đa dạng về hoạt động văn hóa, làm  giàu cho nền văn  hóa dân tộc. Nhưng, về mặt tiêu cực nền văn hóa hiện đại phát triển đã tác động không nhỏ đến nền văn hóa dân tộc làm phai nhạt tinh hoa văn hóa tuyền thống. Đặc biệt, tầng lớp trẻ thanh thiếu niên hiện nay, chạy theo sức hấp dẫn của văn hóa hiện đại mà thờ ơ, lạnh nhạt, ngại ngùng, quay lưng với bản sắc văn hóa, cội  nguồn, gốc rễ của dân tộc  mình. Các nghệ nhân già làng có tầm hiểu biết sâu sắc, toàn diện về  giá trị truyền thống dân tộc lần lượt ra đi, đem theo cả kho tàng đồ sộ của nền tinh hoa văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, phát huy vai trò của già làng, người đứng đầu trong cộng, trong những năm qua, các vị già làng  đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc  văn hóa dân tộc, tích cực vân động bà con trong làng thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của  nhà nươc, nêu cao tinh thần yêu  nước, cảnh giác trước mọi ý đồ của  kể xấu, góp phần giữ vững an ninh trật tự  trong làng, để cộng đồng, con cháu làng  bản được sống trong tình thương yêu đùm bọc, no đói có nhau, sướng  khổ cùng  nhau, an tâm lao động sản xuất thực hiện xóa đói giảm ngèo, góp phần cho sự phát triển chung về kinh tế - xã hội. Đặc biệt là trong việc Phát huy vai trò Già làng, người uy tín trong việc bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Là thủ lĩnh của làng, với tuổi đời cao, kinh nghiệm sống và những hiểu biết sâu rộng về phong tục tập quán dân tộc, các vị già làng  đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển làng, là cầu nối giữa chính quyền địa phương tới bà con làng bản, vận động bà con phối hợp với  cấp chính quyền xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xóa bỏ tập tục lạc  hậu, bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn  hóa dân tộc, tiêu biểu như: Già làng Thị trấn Hồ Văn Thục, Già làng A Năm, xã Hồng Vân, Quỳnh Quyên.Già làng Hồ Thanh Xoa, A Ziêl, A Ngo. Già  làng Hồ Viên Pưa, A Hưa, xã Nhâm. Già làng Nguyễn Hoài Nam, Pa Ryng, Hồng Hạ và già làng Hồ Văn Hạnh, Ân Trieng, Hồng Trung…đây là  một trong những vị già làng tiêu biểu trong quá trình thực hiện vai trò trách nhiệm của vị già làng, người đứng đầu bản xứ, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn, duy trì phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Để tiếp tục phát  huy vai trò người uy tín trong việc bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, trong thời gian tới, cần có những chính sách đặc biệt như: Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của  nhà  nước trong việc bảo tồn phát huy giá trị  bản sắc văn hóa dân tộc đối với già làng, người có uy tín trong cộng đồng.  Nêu cao vai trò, trách nhiệm của già làng trong việc phát bảo tồn giá trị bản sắc văn  hóa dân tộc. Gắn già làng là người đứng đầu chỉ đạo trong việc sưu tầm nghiên cứu, tái  hiện và truyền dạy cho lớp trẻ về các tinh hoa văn hóa dân tộc của làng, xã. Hỗ trợ kinh phí để động viên, khích lệ tinh thần của già làng trong việc bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Biểu dương khen thưởng kịp thời những công lao thành tích mà già làng đã đóng góp về phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…

Với những việc làm ý nghĩa thiết thực, bằng uy tín và tầm hiểu biết của mình,  các già làng ví như: Núi Âr Lau, A Túc, A Nong, A Ló, Tâl Lang Ai, A Biêih ( A Bia)  sừng sững, hùng vĩ, như cây cổ thụ xum xuê, cây cao bóng cả luôn tỏa mát bao bọc che chở người con làng bản vượt qua phong ba bão táp cuộc đời…như dòng sông A Sáp, Târ Renh, Pliing, Âng Hoong, Kroong ngọt ngào tựa dòng sữa mẹ nuôi dưỡng lớp lớp người con A Lưới mạnh khỏe, trưởng thành, nên người, già làng thực sự là chỗ dựa tinh thần vững chãi cho con cháu cộng đồng các dân tộc cùng nhau đoàn kết, góp sức xây dựng cuộc sống mới, ấm no hạnh phúc, góp phần cho sự nghiệp bảo tồn của nền văn hóa dân tộc trường tồn cùng nền văn hóa nhân loại. Già làng là người đưa đường, chỉ lối, cho con cháu tiếp bước đi theo con đường vinh quang mà Đảng, Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

Thanh Bình
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.257.483
Truy câp hiện tại 13.519