Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Huyện A Lưới với chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày cập nhật 23/11/2010
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015

 Là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Thừa Thiên - Huế, 5 năm qua, huyện A Lưới đã quan tâm, thực hiện tốt chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Kết quả, tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện đạt hơn 13%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 8 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2005; số hộ nghèo cũng giảm đáng kể: năm 2005, số hộ nghèo của huyện là 48,47% thì đến cuối năm 2009 đã giảm xuống còn 24,41%.

 Dân số là 43.609 khẩu gồm 5 dân tộc anh em: Kinh, Tà ôi, Pa Cô, Pa Hy, Ca Tu cùng sinh sống trên diện tích 123.273,19ha, trước đây đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện A Lưới gặp rất nhiều khó khăn. Nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 3051/2004 về việc phê duyệt dự án xoá nhà tạm cho các hộ nghèo huyện A Lưới. Theo đó, hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và 10 triêu đồng/hộ đối với đồng bào Kinh. Đến nay, toàn huyện đã xây được 2.663 ngôi nhà mới cho người nghèo có nơi ở ổn định đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người dân có việc làm, phát triển kinh tế, trong thời gian qua, huyện đã tạo điều kiện giao đất, giao rừng cho các hộ dân trồng mới 6.000ha rừng, hoàn thành cấp 9.496 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho nhân dân 20 xã, thị trấn; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2.589 hộ nghèo, trong đó có 2.569 hộ thuộc chương trình 134; giải quyết đất sản xuất cho 1.627 hộ với diện tích 212ha khai hoang, trong đó diện tích khai hoang tập trung 23,07ha; thực hiện xong 11/11 công trình giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt với 5.944 triệu đồng chất lượng bảo đảm và đủ nước sinh hoạt. Nhờ đó, đến cuối năm 2009, tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75%.

Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất như cây trồng vật nuôi, vật tư sản xuất cho các hộ nghèo, gần 5 năm qua, huyện A Lưới cũng đã thực hiện hỗ trợ 35,87 tấn giống lúa; 1,25 tấn ngô; 2.620 cây tre lấy măng; 19.190 cây ăn quả; 63.000 cây công nghiệp; 301.000 cây lâm nghiệp; hỗ trợ 28.600 tổng đàn gia súc (8.000 con bò, 386.000 con cá); đồng thời hỗ trợ cho các hộ nghèo mua sắm thiết bị, máy móc như: máy cày, máy tuốt lúa, các công cụ khác… với kinh phí là 8.686 triệu đồng. Huyện còn đầu tư hơn 54.000 triệu đồng cho hàng chục công trình hạ tầng; đường giao thông 10 km, 15 trường học, 6 trạm y tế , 15 công trình phụ trợ... Đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; các thôn, bản đều có đường giao thông đi lại thuận lợi, góp phần cho phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa. Công tác hỗ trợ cải thiện và nâng cao đời sống của người dân cũng được huyện quan tâm. Học sinh con hộ nghèo đã được hỗ trợ, đưa tỷ lệ học sinh huy động đến trường đạt cao; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể. Toàn huyện đã có 4 trường đạt chuẩn quốc gia và 7 xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, 18/21 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,52%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 33,61%.

Qua  5 năm thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cùng với các chính sách đầu tư khác đã làm cho nền kinh tế của huyện A Lưới chuyển biến về mọi mặt. Kinh tế phát triển theo hướng bền vững: tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt hơn 13%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 8 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm đáng kể: năm 2005, số hộ nghèo của huyện đạt 48,47%, đến cuối năm 2009, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 24,41%...

theo daibieunhandan.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.458.095
Truy câp hiện tại 77.979