Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Điểm sáng giáo dục tiểu học ở A Lưới
Ngày cập nhật 20/12/2010
Giờ chào cờ đầu tuần ở trường tiểu học A Ngo

Trường Tiểu học A Ngo đứng chân trên địa bàn thôn Pơ Nghi 2, xã A Ngo (A Lưới, Thừa Thiên Huế) là trường thuộc xã đặc biệt khó khăn nằm trong diện chương trình 135 xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Đời sống của người dân đang gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, vì vậy sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường ban đầu hầu như không có.

Với đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình, hiện tại nhà trường có 26 cán bộ giáo viên và nhân viên, trong đó có 21 nữ, Chi bộ có 13 Đảng viên đã thực hiện tốt nhiệm vụ các năm học. Năm học 2008 - 2009 nhà trường huy động được 304 học sinh/135 học sinh nữ, năm học 2009 - 2010 huy động được 300 học sinh/135 học sinh nữ, trong đó có 288 học sinh là người dân tộc thiểu số Tà ôi, Pacô/130 học sinh nữ. Trong năm học 2009 - 2010, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực giáo dục và xây dựng nhà trường ngày càng thân thiện và trở thành điểm sáng trong hệ thống giáo dục tiểu học nói riêng và giáo dục phổ thông của huyện A Lưới nói chung. Kết quả cho thấy:

 
Nội dung
Tỷ lệ đạt
Nội dung
Tỷ lệ đạt
Tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào trường
100%
Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường
78,95%
Tỷ lệ học sinh chuyên cần trên lớp
95 - 100%
Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện
26,32%
Tỷ lệ duy trì số lượng
100%
Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
10,53%
Tỷ lệ học sinh giỏi
10%
Tỷ lệ chiến sĩ thi đua các cấp
21,5%
Tỷ lệ học sinh khá
40%
Tỷ lệ giáo viên đạt lao động tiên tiến
80%
Tỷ lệ học sinh lên lớp
100%
Tỷ lệ đoàn viên xuất sắc
20%
Tỷ lệ học sinh thực hiện đầy đủ
100%
Tỷ lệ đoàn viên tích cực
80%
Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học
100%
Tỷ lệ kết nạp Đảng viên
21,43%
Tỷ lệ đội viên xuất sắc
40%
Tỷ lệ Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
15,38%
Tỷ lệ đội viên khá
60%
Tỷ lệ Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
100%
Kết nạp đội viên
66%
Đội Thiếu niên đạt liên đội mạnh
Tỷ lệ giờ dạy tốt
50%
Công đoàn cơ sở đạt vững mạnh
Tỷ lệ giờ dạy khá
50%
Nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
Tỷ lệ hồ sơ tốt
85%
Chi bộ trong sạch vững mạnh
Tỷ lệ hồ sơ khá
85%
 
 
          Điểm sáng của nhà trường là Ban giám hiệu đã vượt qua những khó khăn, trở ngại về mọi mặt để chung tay xây dựng nên một cơ ngơi khang trang ngay trên điểm đến của đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Được bết những năm trước đây, khuôn viên nhà trường chỉ nằm trên một bãi đất trống, không có hàng rào, không có cây xanh. Thậm chí đây là nơi chăn thả trâu bò và đường qua lại của người dân địa phương, ý thức của người dân về môi trường còn thiếu, cộng thêm vào đó đất đai khô cằn, mặt bằng sân bãi chưa đảm bảo theo yêu cầu chuẩn.
          Thực hiện chỉ thị số 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013. Xác định được mục tiêu cụ thể của phong trào là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm xây dựng con người phát triển một cách toàn diện.
          Việc xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn chính là xây dựng một môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, nó còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen bảo vệ trường lớp. Vì vậy nhà trường đã tiến hành tu sửa lại cơ sở vật chất như quét vôi lại các phòng học cho sạch đẹp hơn, tu sửa và làm thêm hệ thống nước sạch đủ nước cho học sinh dùng. San lấp và tu sửa lại sân chơi bãi tập đảm bảo an toàn. Nhà trường đã làm một mái che trên lối đi tránh được mưa nắng, thuận tiện sạch sẽ trong thời gian học ở trường với tổng trị giá 45 triệu đồng.
          Trường đã có hàng rào bao quanh, khuôn viên nhà trường luôn sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát. Bồn hoa, thảm cỏ được qui hoạch hợp lý, đẹp mắt. Lớp học đủ ánh sáng, quạt mát, được trang trí sư phạm và gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Khuôn viên nhà trường lúc nào cũng sạch đẹp bởi bàn tay cần cù của học sinh thay phiên nhau làm vệ sinh và chăm sóc.
          Trường đã có đủ công trình vệ sinh và luôn được giữ gìn sạch sẽ. Các lớp học được trang trí đầy đủ phương tiện dạy và học. Nhà trường đã thường xuyên chỉ đạo các lớp tổ chức cho học sinh trồng và chăm sóc cây, không có hiện tượng học sinh xâm phạm phá hoại cây cối, bẻ cành, ngắt hoa. Hàng tuần được kiểm tra, đánh giá thông qua các buổi chào cờ đầu tuần. Vì vậy môi trường nhà trường đã thực sự là một môi trường xanh - sạch - đẹp và an toàn.
          Trong khuôn viên nhà trường trông giống như một vườn nhà rất gần gũi với các em học sinh và làm nức lòng cho các đoàn cán bộ của ngành, các trường bạn đến thăm. Bởi ở đây có cả một giàn hoa lan đủ loại là sản phẩm của quê hương A Ngo, là vườn thuốc nam do các chi đội Lê Văn Tám, Bế Văn Đàn và Kim Đồng chăm sóc, là những bồn hoa do chi đội Nguyễn Bá Ngọc chăm sóc. Hoặc nhà trường đã thiết kế dọc hành lang các lớp học những bức ảnh chân dung và tiểu sử các danh nhân văn hóa, các nhà hoạt động cách mạng, các anh hùng liệt sĩ như Quang Trung, Phan Bội Châu, Bế Văn Đàn, Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc….Để giúp các em học sinh cũng như muốn giới thiệu với bạn bè các trường trong địa phương về mô hình cũng như kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Ban giám hiệu cùng với một số giáo viên tâm huyết thành lập Câu lạc bộ Những điều muốn nói. Hình thức sinh hoạt của Câu lạc bộ này là giáo viên và học sinh viết những lời cảm nhận của mình về cuộc sống xung quang, về thầy cô, về bạn bè, về học sinh thân yêu, về gia đình và những người thân. Tổ chức vẽ tranh về môi trường, thi kể chuyện cổ tích, thi giọng hát hay. Kết quả đã có hàng chục bài viết đậm tính nhân văn, hàng trăm bức tranh về bảo vệ môi trường. Những sản phẩm này được nhà trường chọn đăng trên bản tin của trường cũng như dán ở các bảng tin khác. Đây là một việc làm mới lạ và có ý nghĩa thiết thực, giúp các em phát triển kĩ năng viết văn cũng như kĩ năng đọc tiếng Việt và điều quan trọng hơn là đã giúp các em phát triển nhân cách, sống yêu thương mọi người, yêu mến quê hương và bảo vệ môi trường nơi học cũng như nơi ở.
          Song song với việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, học sinh tích cực, nhà trường bắt tay vào việc làm sao dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và thành phần dân tộc thiểu số ở địa phương, đồng thời giúp các em tự tin trong học tập: Để tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh của trường là con em dân tộc thiểu số thì việc tìm tòi các phương pháp dạy học giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả là một việc làm thiết thực. Giáo viên thường xuyên chủ động đổi mới phương pháp dạy học, tuỳ theo môn học, tuỳ theo từng đối tượng học sinh để khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện khả năng tự học của học sinh như tính tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học, dạy học bằng biện pháp tích cực “Học mà chơi, chơi mà học”, tổ chức làm đồ dùng dạy học một tuần một buổi, tổ chức học nhóm. Đặc biệt nhà trường đã chỉ đạo giáo viên phải biết sử dụng tiếng dân tộc vào dạy học để giúp các em dễ hiểu bài hơn.
          Giáo viên đã thực hiện dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỷ năng của chương trình và tổ chức học 2 buổi/ngày cho học sinh. Học sinh được khuyến khích chủ động đề xuất ý kiến của mình với cô giáo, bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và tham gia xây dựng góc học tập. Được cung cấp đầy đủ sách giáo khoa. Nhờ vậy, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Năm học 2008 - 2009 số học sinh khá giỏi của trường đạt trên 50% trong tống số học sinh toàn trường và không có học sinh ngồi nhầm lớp.
          Việc rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh lại rất cần thiết đối với trường Tiểu học A Ngo, bởi học sinh dân tộc thiểu số ở đây thường hay rụt rè, nhút nhát, kỷ năng ứng xử hạn chế và chưa quen xử lý tình huống trong cuộc sống. Vì vậy nhà trường đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên là người trực tiếp tiếp xúc hàng ngày với các em, luôn theo dõi giúp đỡ các em như: Các em được giáo dục các kỷ năng giao tiếp giữa các học sinh với nhau, với người lớn, với thầy cô…Biết ra quyết định và giải quyết các vấn đề, biết hợp tác với nhau để làm việc, học tập. Biết vệ sinh thân thể như trước khi đi học phải rửa mặt, chân tay sạch sẽ, đầu tóc áo quần gọn gàng. Hằng ngày nhà trường tổ chức cắt móng chân, móng tay, cắt tóc và hướng dẫn cho các em cách tự làm. Hướng dẫn cho các em cách biết bảo vệ sức khoẻ, kỷ năng phòng chống tai nạn như tai nạn giao thông, đuối nước…biết phòng ngừa bạo lực. Qua thời gian ngắn, cán bộ quản lí cũng như giáo viên của nhà trường đã thường xuyên giúp đỡ, nhắc nhở các em và các em đã tiến bộ rất nhanh. Trong nhà trường không có học sinh nói tục, gây gổ, đánh nhau hay bị thương tích nặng. Tất cả đều sống chan hoà, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
          Ngoài giờ học, Tổng phụ trách đội của nhà trường đã tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh như tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, thi đá bóng các lớp trong khối 4, 5, thi văn nghệ, tổ chức múa hát sân trường. Các trò chơi dân gian được triển khai như nhảy dây, đá cầu, chơi thẻ, chơi ô ăn quan. Chính những hoạt động và các trò chơi này đã thu hút các em thích đến trường, tăng cường sức khoẻ để các em học tập tốt hơn góp phần phát triển con người một cách toàn diện.
          Nhờ triển khai kế hoạch cụ thể của nhà trường với chương trình “Học sinh tham gia, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương”, nhà trường đã nhận chăm sóc bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ của xã như làm hàng rào, làm cỏ, trồng cây, trồng hoa trị giá 1 triệu đồng, học sinh đã tự giác thay phiên nhau chăm sóc. Vào các ngày lễ lớn, nhà trường đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đến thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Qua việc làm này đã giáo dục các em truyền thống yêu nước, yêu quê hương và lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc hôm nay đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng của địa phương.
          Giờ đây, Trường Tiểu học A Ngo đã trở thành một ngôi trường kiểu mẫu về mọi mặt ở A Lưới, hằng năm nhà trường đón được nhiều đoàn khách là cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên, sinh viên ở khắp trên địa bàn huyện A Lưới, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường ở đồng bằng lên tham quan mô hình xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Đặc biệt tháng 5.2007 nhà trường vinh dự đón đoàn kiểm tra chất lượng giáo dục của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, được mọi người đánh giá cao và lấy đó nhân rộng mô hình ra toàn vùng đối với các trường ở miền núi và đồng bằng.

          Với những cố gắng vượt bậc trong việc dạy và xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực. Tháng 9.2009 nhà trường được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Điều đáng nói đây là trường đầu tiên ở vùng dân tộc thiểu số A Lưới đón nhận danh hiệu quý này.

Tập tin đính kèm:
Trần Nguyễn Khánh Phong
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.396.416
Truy câp hiện tại 23.187