Dưới đây là danh sách đặt tên đường tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, đợt 1 (Kèm theo quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh)
Stt
|
Độ dài (m) ước khoảng
|
Loại đường
|
Bề rộng
|
Đặt tên đường
|
1
|
2.870m
|
1-1
|
36m
|
Hồ Chí Minh
|
2
|
1.900m
|
4-4
|
15,50
|
Giải phóng A So
|
3
|
360m
|
2’-2’
|
17,00m
|
Động So
|
4
|
600m
|
4-4
|
15,50m
|
Lê Khôi
|
5
|
300m
|
4-4
|
15,50m
|
A Nôr
|
6
|
200m
|
4-4
|
15,50m
|
A Ko
|
7
|
960m
|
2-2
|
20,50m
|
A Biah
|
8
|
720m
|
4-4
|
15,50m
|
Bắc Sơn
|
9
|
250m
|
5-5
|
11,50m
|
Nơ Trang Lơng
|
10
|
200m
|
5-5
|
11,50m
|
Võ Bẩm
|
11
|
1000m
|
3-3
|
19,50m
|
A Sáp
|
12
|
500m
|
3-3
|
19,50m
|
Hồ Huấn Nghiệp
|
13
|
130m
|
5-5
|
11,50m
|
Nguyễn Thức Tự
|
14
|
1160m
|
2-2
|
20,50m
|
Kim Đồng
|
15
|
760m
|
3-3
|
19,50m
|
Kăn Tréec
|
16
|
260m
|
4-4
|
17,00m
|
Nguyễn Văn Quảng
|
17
|
260m
|
4-4
|
17,00m
|
Konh Khoai
|
18
|
270m
|
1’-1’
|
17,00m
|
Quỳnh Trên
|
19
|
270m
|
1’’-1’’
|
24,00m
|
A Vầu
|
20
|
520m
|
|
|
Trường Sơn
|
21
|
150m
|
3’-3’
|
11,00m
|
Hồ Văn Hảo
|
22
|
360m
|
2-2
|
20,50m
|
Ăm Mật
|
23
|
530m
|
3’-3’
|
11,00
|
Đinh Núp
|
24
|
100m
|
3’-3’
|
11,00m
|
Động Tiên Công
|
25
|
710m
|
2-2
|
20,50m
|
Konh Hư
|
26
|
300m
|
5-5
|
19,50
|
Đội Cấn
|
27
|
300m
|
4-4
|
11,50m
|
Nguyễn Văn Hoạch
|
28
|
270m
|
3-3
|
19,50m
|
A Đon
|
29
|
200m
|
4-4
|
15,50m
|
Vỗ Át
|
Như vậy, cùng với các thị trấn ở các huyện đồng bằng trong địa bàn của tỉnh, thị trấn A Lưới của huyện A Lưới cũng mang trong mình thêm một nét đặc trưng của văn minh đô thị. Đây là một nét mới, vừa là một nét văn hoá kể từ khi thị trấn A Lưới chính thức được thành lập năm 1996 đến nay.
Để tìm hiểu những nét đặc trưng của tên đường phố ở thị trấn A Lưới, chúng ta cần nhìn lại quá trình hình thành xã Hồng Nam đến thị trấn A Lưới hôm nay.
I. Thị trấn A Lưới quá trình hình thành và phát triển
Trong lịch sử, vùng đất Thị trấn A Lưới ngày nay từng là đơn vị hành chính thuộc các huyện Phong Điền, Quận 3 và A Lưới. Do chiến tranh ác liệt và do yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng nên vùng đất này phải chịu nhiều lần tách nhập ở nhiều huyện khác nhau, đồng thời chịu đựng biết bao gian khổ, mất mát hy sinh để vươn lên.
Khởi thủy của vùng đất A Lưới nói chung và Thị trấn A Lưới nói riêng vốn là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa thời tiền sử và sơ sử. Trên địa bàn huyện A Lưới qua các phát hiện khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chiếc rìu đá, bôn đá ở các thôn La Ngà (xã Hồng Thuỷ), ở Núi Mèo (xã Hồng Vân) và ở các xã Bắc Sơn, Hồng Bắc và Hồng Hạ([1]). Qua những di tích, di chỉ khảo cổ học này đã cho chúng ta biết được rằng nơi đây đã từng là địa vực cư trú của tầng lớp cư dân cổ và đã làm nên tầng lớp văn hóa cổ, đã có đánh giá cho rằng: “…những phát hiện rải rác các loại rìu, bôn đá ở Huế, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới cho phép đặt ra một giả thiết đầy triển vọng về khả năng phát hiện các di tích thời đại đồ đá ở Thừa Thiên Huế”([2]). Điều này chứng tỏ A Lưới đã, đang và sẽ là cái nôi văn hóa quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, đóng góp một phần quan trọng vào sự hội nhập với văn hóa Huế hiện nay.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhân dân ở các địa phương được thành lập. Tiếp theo là 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhất là sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, vùng Nam Đông nằm trong khu dinh điền của Ngô Đình Cẩn, vùng A Lưới cùng vùng Ba Lòng (Quảng Trị) tạm thời bị o ép bởi lực lượng ly khai nhà đương cục Sài Gòn lúc bấy giờ.
Trước năm 1954, Hồng Nam địa phương gọi là làng A Rưm, sống theo tín ngưỡng của địa phương và dân tộc mình, chuyên là phát cốt đốt trỉa hay du canh, du cư, hay tận dụng các khe suối rừng núi xanh để làm nương rẫy một năm một mùa, dưới sự điều khiển của ông chủ làng. Làng A Rưm chỉ có 692 hộ với 1992 nhân khẩu. Chiều dài 52km, chiều rộng 31km, trong lòng địa bàn xã Hồng Nam có một con đường xe từ bắc vào Tà Khoông, Lào. Từ Tà Khoông, Lào vào Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên.
Tháng 5 năm 1958, Bộ trưởng Nội vụ chính quyền Sài Gòn dưới thời Ngô Đình Diệm ra Nghị định cải biến huyện thành quận hành chính, đặt thêm một số quận mới của tỉnh Thừa Thiên: Nha Thượng Du đổi thành quận Thượng Du sau đổi lại thành quận Nam Hòa, lúc này đây Thị trấn A Lưới hiện nay thuộc xã Phong Sơn, quận Phong Điền. Quận Phong Điền gồm có các xã: Phong An, Phong Bình, Phong Hiền (Phong Nhiêu), Phong Hòa, Phong Lộc, Phong Nguyên, Phong Sơn, quận lỵ đặt tại Phong Nguyên([3]).
Xã Hồng Nam trước năm 1954 đến năm 1963 chỉ có một thôn A Rưm tổ chức ở một làng to trên 30 cái nhà lớn, khi có ngày hội, lễ, tết cả làng tập trung lại một nhà, còn các ngày bình thường thì tổ chức từng tổ, từng họ, từng nhóm nhỏ, du canh, du cư quanh năm theo địa lí đất đai của mình. Phía Bắc giáp Đông Sơn, huyện Quận 1 cũ, Phía Nam giáp thôn Lê Lộc, xã Hồng Bắc. Phía Tây giáp xã Hồng Trung huyện Quận 3 cũ. Trong lòng xã có một con đường xe hay chở pháo,vũ khí chiến đấu. có kho 47 của Quân khu Trị Thiên, nhiều đường mòn bí mật khác cho bộ đội hành quân và vận chuyển hàng hoá cho chiến trường, có 3 con khe: A Rưm, A Reo, Ta Sai, nhiều đồi núi hiểm trở.
Sau năm 1954 làng A Rưm thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền tỉmh Thừa Thiên Huế dến năm 1956 làng A Rưm gọi là thôn A Rưm thuộc xã Thượng Ninh, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1963 thôn A Rưm được đặt tên là xã Hồng Nam, huyện quận III, miền Tây Thừa Thiên Huế.
Trong lòng xã có nhiều cơ quan: Khu uỷ, Quân khu Trị Thiên, Huyện quận III, Trung đoàn 6, Trung đoàn 9 do đồng chí Lê Khả Phiêu làm chính uỷ, sư đoàn 324 của Quân khu Trị Thiên. Do đó từ năm 1968 đến năm 1973 máy bay B52 đánh phá cực kỳ ác liệt, Đa cu ta rải chất độc hoá học trung bình 5 ngày một lần cây cối bị khô và tàn phá địch dùng máy bay đổ bộ 112 lần tại đia bàn xã Hồng Nam có 28 sân bay dã chiến của Mỹ nguỵ.
Với cuộc sống vô cùng cực kì khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, tư tưởng mê tín dị đoan lạc hậu của chế độ phong kiến để lại nặng nề, đồng thời là vùng bị địch tàn phá ác liệt. Quân và dân xã Hồng Nam sống với cảnh núi rừng, nơi quê hương có hàng ngàn núi đồi xanh, đá cao và hàng trăm khe suối lớn nhỏ, việc đi lại với nhau càng khó khăn hơn. Nhưng nhân dân xã Hồng Nam vẫn một lòng bên nhau gắn bó và mang những tập quán tín ngưỡng đậm bản sắc của người Pacô, Tà ôi.
Năm 1967 huyện miền núi A Lưới và một phần đất của huyện Nam Đông (Nam Hòa) thuộc vùng giải phóng chiến khu cách mạng, được chia làm 3 quận gồm: Quận 1, quận 3 và quận 4. Sau hiệp định Paris thì bỏ quận 4 chuyển thành quận 2 đều trực thuộc Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế cho đến ngày giải phóng tháng 3 năm 1975([4]). Lúc này xã Hồng Nam thuộc đơn vị hành chính Quận 3 gồm có các xã sau: Hồng Thuỷ, Hồng Thượng, Hồng Thái, Hồng Hạ, Hồng Trung, Hồng Tiến, Hồng Quảng, Hồng Vân, Hồng Nam, Hồng Bắc, Hồng Kim([5]).
Tháng 3 năm 1973, Thường vụ Tỉnh ủy họp, ra Nghị quyết về xây dựng căn địa miền núi. Lúc này, miền núi tỉnh ta có 3 quận, 27 xã, 138 thôn, dân số khoảng 150.000 người, với diện tích vùng giải phóng khoảng 4000km2 (gần ¾ diện tích toàn tỉnh). Tháng 4 năm 1976, tỉnh Bình Trị Thiên hợp nhất gồm tỉnh Quảng Bình, khu vực Vĩnh Linh (ở miền Bắc) và tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên (ở miền Nam). Tỉnh Bình Trị Thiên gồm có 20 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố, trong đó có huyện A Lưới.
Đến ngày 07.07.1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, theo kế hoạch của Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế và huyện Quận 3 trước đây là đưa các xã về A Lưới để xây dựng quê hương mới kết thúc ở đất A Rưm, xã Hồng Nam.
Tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ chấp thuận cho tỉnh Bình Trị Thiên phân vạch địa giới hành chính của một số xã và phường ở các huyện A Lưới, Bố Trạch, Bến Hải và thành phố Huế. Tháng 5 năm 1981, theo đề nghị của tỉnh Bình Trị Thiên, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 187 - CP chấp thuận về điều chỉnh địa giới một số xã của các huyện Bến Hải, Hướng Hóa, Triệu Hải, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc, A Lưới và thị xã Đông Hà.
Như vậy, qua nhiều lần tách, hợp giữa các đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, Thị trấn A Lưới lúc đó vẫn được giữ nguyên với đơn vị hành chính cấp xã với tên là xã Hồng Nam. Đây là một trong những thuận lợi để nhân dân ổn định đời sống tinh thần và vật chất góp phần xây dựng lại quê hương sau ngày giải phóng.
Từ ngày 01.07.1989, tỉnh Thừa Thiên Huế được tái lập, các đơn vị hành chính cũng được thay đổi. Sau một quá trình dài chia tách, đơn vị hành chính toàn tỉnh Thừa Thiên Huế được ổn định.
Ngày 29.12.1995 huyện uỷ A Lưới ra quyết định số 128QĐ/TV về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai nghị định của Chính phủ về thành lập Thị trấn A Lưới gồm các đồng chí:
Stt
|
Họ và tên
|
Đương chức
|
Nhiệm vụ
|
1
|
Đinh Prúi
|
Phó Bí thư huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện
|
Trưởng ban
|
2
|
Hồ Chí Thời
|
Huyện uỷ viên - Phó Chủ tịch UBND huyện
|
Phó ban trực
|
3
|
Nguyễn Khâm
|
UVTV - Trưởng Ban tổ chức huyện uỷ
|
Ban viên
|
4
|
Hồ Xuân Điền
|
HUV - Trưởng phòng Tổ chức, Lao động huyện
|
Ban viên
|
5
|
Hồ Văn Xoa
|
UVTV - Trưởng Công an huyện
|
Ban viên
|
6
|
Hồ Đức Vai
|
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện
|
Ban viên
|
7
|
Nguyễn Văn Tú
|
Trưởng Phòng Địa chính huyện
|
Ban viên
|
8
|
Hồ On
|
UVTV - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện
|
Ban viên
|
9
|
Hồ Văn Rồi
|
Bí thư Đảng uỷ xã Hồng Nam
|
Ban viên
|
10
|
Cu Kít
|
Chủ tịch UBND xã Hồng Nam
|
Ban viên
|
Thị trấn A Lưới chính thức thành lập ngày 05.02.1996 gồm: 229 hộ HTX Sơn Phước, 19 hộ xã Hồng Quảng, 306 hộ xã A Ngo, 17 hộ xã Hồng Kim, 318 hộ xã Hồng Nam cũ. Thành lập 5 cụm dân cư, Ban quản lí chợ, 1 tổ uỷ nhiệm thu gồm 6 đồng chí.
Ngày 05.02.1996 UBND huyện A Lưới ra quyết định số 12/QĐ - UB về việc chuyển bộ máy UBND xã Hồng Nam thành bộ máy UBND Thị trấn A Lưới, địa giới hành chính của thị trấn được xác định theo Chỉ thị 364 của Chính phủ ngày 06.11.1991. Dân số của thị trấn bao gồm toàn bộ xã Hồng Nam, HTX Sơn Phước (xã Sơn Thuỷ) và một số hộ của xã Hồng Kim, Hồng Quảng, A Ngo và dân ở xung quanh chợ Km91. Tiếp đến ngày 20.05.1996 UBND huyện A Lưới ra quyết định số 76/QĐ - UB về việc thành lập cụm dân cư của Thị trấn A Lưới gồm:
Stt
|
Tên cụm dân cư
|
Số hộ
|
Số khẩu
|
Đất tự nhiên (ha)
|
1
|
Cụm dân cư số 1
|
170
|
955
|
97
|
2
|
Cụm dân cư số 2
|
124
|
701
|
50
|
3
|
Cụm dân cư số 3
|
223
|
1115
|
110
|
4
|
Cụm dân cư số 4
|
208
|
774
|
63
|
5
|
Cụm dân cư số 5
|
154
|
731
|
38
|
Lúc này toàn thị trấn có 60 nhà xây kiên cố, 216 nhà lợp ngói, 128 nhà gỗ lợp tôn, 152 nhà gỗ lợp tranh, 141 xe máy, 336 tivi, 301 cát xét, 20 điểm Karaoke, 17 đầu vidéo, 504 bộ bàn ghế đắt tiền, 467 tủ các loại, có 102 hộ khá, 417 hộ trung bình khá. Đến nay toàn thị trấn có 7 cụm dân cư, đời sống người dân ngày càng nâng cao, bộ mặt đô thị hoá ngày càng phát triển.
Về tổ chức đảng, ngay từ năm 1963 do hoạt động đánh phá của địch căng thẳng, xã Thượng Ninh chia thành 3 xã: Hồng Trung, Hồng Bắc, Hồng Nam huyện A Lưới. Dân tộc chủ yếu là người Pacô, Tà ôi. Từ ngày thành lập xã Hồng Nam bắt đầu có Chi bộ Đảng do đồng chí Hồ Phong làm Bí thư, có chi đoàn thanh niên và các tổ chức khác bắt đầu từng bước hình thành. Sau năm 1975, Đảng bộ xã Hồng Nam lãnh đạo chính quyền nhân dân qua 6 nhiệm kì. Ngày 30.05.1996, Đảng bộ Thị trấn đã ra quyết định số 02/QĐ - ĐU về việc thành lập Chi bộ Đảng theo cụm dân cư: Sáp nhập từ 8 Chi bộ thành 5 Chi bộ theo khu vực cụm dân cư. Khu vực 1, 2 và 4 mỗi khu vực có 2 Chi bộ sáp nhập lại mỗi khu vực thành 1 chi bộ và chia tổ Đảng theo các tổ dân cư. Khu vực 3 và 5 được giữ nguyên mỗi khu vực là 1 Chi bộ. Từ ngày thành lập thị trấn đến năm 2010, Đảng bộ Thị trấn A Lưới lãnh đạo chính quyền và nhân dân đang ở năm đầu của nhiệm kì IV (2010 - 2015)([6]).
II. Nét đặc trưng của đường phố thị trấn A Lưới
Vì đặc thù của vùng đất cũng như phong tục tập quán, nét văn hoá của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở A Lưới cho nên đường phố ở A Lưới cũng có những cái riêng không nơi nào có được. Ở đây, vì tính chất của bài viết, chúng tôi xin giới thiệu một số tên đường phố mang tên con người và địa danh liên quan đến A Lưới để mọi người nơi có tên đường phố hiện diện cùng rõ.
1. Đường phố mang tên danh nhân, anh hùng cách mạng
Trong 29 tên đường phố, theo thống kê có 19 danh nhân, anh hùng cách mạng ở trong nước và địa phương A Lưới. Trong đó có 6 người Việt, 13 dân tộc thiểu số.
a. Danh nhân, anh hùng cách mạng người Việt gồm: Hồ Chí Minh, Lê Khôi, Võ Bẩm, Hồ Huấn Nghiệp, Nguyễn Thức Tự, Nguyễn Văn Quảng các nhân vật này Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam đã nói rõ, chúng tôi không ghi lại tiểu sử.
b. Nhân vật lịch sử dân tộc thiểu số gồm: Nơ Trang Lơng, Kim Đồng, Kăn Tréec, Konh Khoai, Quỳnh Trên, A Vầu, Hồ Văn Hảo, Ăm Mật, Đinh Núp, Konh Hư, Đội Cấn, Vỗ Át.
Giới thiệu những nhân vật thiểu số, cán bộ hoạt động cách mạng gắn bó với địa phương A Lưới:
+ Kăn Tréec: Sinh năm 1938, dân tộc Pacô, tham gia cách mạng năm 1957, xã đội phó của xã Hồng Quảng, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Từ năm 19 tuổi, Căn Tréc đã tích cực đi đầu và vận động nhân dân cùng làm chông bẫy và nhiều loại vũ khí tự tạo đánh địch để bảo vệ mùa màng, bảo vệ bản làng. Từ khi là chiến sĩ du kích đến lúc trưởng thành xã đội phó, đồng chí đã đạt được nhiều tích. Căn Tréc trực tiếp tham gia chiến đấu lúc là chiến sĩ, khi là xã đội phó trực tiếp chỉ huy đội du kích, trong giai đoạn từ 1957 đến năm 1966 tham gia đánh 71 trận, bản thân diệt được 83 tên địch, giữ vững xã chiến đấu, bảo vệ được cách mạng. Đồng chí đã cùng đội du kích luồn sâu tiếp cận dùng súng bộ binh bắn máy bay địch khi lên xuống ở sân bay A Lưới, bắn rơi 3 chiếc làm cho chúng không tự do gây tội ác, rải chất độc phá hoại mùa màng. Đồng chí đã vận động nhân dân và chỉ huy đội du kích tích cực tiêu diệt địch bằng vũ khí thô sơ, vũ khí tự tạo, đồng chí đã làm hàng trăm hầm chông góp phần cùng toàn dân đánh bại nhiều cuộc càn quét với quy mô lớn của địch.
Tháng 11 năm 1966, đồng chí Căn Tréc hi sinh khi đang trên đường về Quân khu Trị Thiên dự Hội nghị mừng công, đây là một thiệt thòi lớn cho nhân dân Hồng Quảng. Khi hi sinh đồng chí là xã đội phó xã Hồng Quảng, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Tặng thưởng: Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhất, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ quyết thắng, Chiến sĩ thi đua. Ngày 30.08.1995, Căn Tréc được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
+ A Vầu: Sinh năm 1930, dân tộc Pacô, quê ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1955. Được giao làm công tác giao liên, rồi làm cán bộ xây dựng cơ sở, A Vầu đã hướng dẫn người dân làng, xã mình tham gia cách mạng, cùng nhau xây dựng quê hương vừa đánh giặc. Đồng chí thường xuyên đưa cán bộ đi lại từ đồng bằng lên chiến khu trong những năm 1955 - 1956. Bằng lòng dũng cảm, mưu trí, quyết tâm, A Vầu đã đảm bảo 100 chuyến đi an toàn.
Bên cạnh công tác giao liên, A Vầu còn tuyên truyền xây dựng được hai cơ sở cách mạng ở địa phương rồi từ đó nhân rộng thành nhiều cơ sở khác, tạo nên phong trào sôi nổi ở A Lưới. Qua nhiều lần theo dõi, địch quyết địch bắt đông chí. Nhưng trong quá trình điều tra, tra tấn, đánh đập dã man, tàn nhẫn nhưng A Vầu giữ vững khí tiết kiên quyết không khai báo một lời. Địch không tìm được chứng cứ phải trả lại tự do cho đồng chí. Từ năm 1957 đến năm 1960. Đảng phát động xây dựng A Lưới thành căn cứ địa cách mạng vững chắc trong toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. A Vầu tích cực tuyên truyền vận động nhân dân làm bẫy đá, hầm chông để đánh địch. Cùng với đội du kích xã đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt bằng những bẫy đá cài đặt với nhiều mưu trí, dũng cảm, sáng tạo đã giết chết 16 tên địch khi chúng đi dọc theo suối A Nô, và sau đó cũng bằng cách đánh thô sơ A Vầu cũng đã giết được 50 tên địch, khiến toàn quân địch còn lại phải rút chạy thoát khỏi đồng bốt ở địa phương.
Trong những năm tháng địch khủng bố ráo riết, A Vầu vẫn luôn bám lấy cơ sở, một mình vừa chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương vừa trực tiếp làm giao thông liên lạc, nhận chỉ thị trực tiếp từ địa phương. Trong thời kì gay go nhất, đồng chí củng cố các cơ sở cách mạng và xây dựng ngày càng phát huy tác dụng tốt. Có lần đồng chí đã tổ chức cơ sở bí mật bắt được 3 tên nguỵ, thu 2 súng và 3 chiếc ba lô trong đó có rất nhiều tài liệu mật quan trọng nộp cho chính quyền cách mạng.
Tháng 10 năm 1960, địch càn quét lớn ở miền núi không cho nhân dân thu hoạch lúa. Từ hai xã Thượng Vinh, Thượng Hùng chúng tổ chức đánh phá các vùng xung quanh, tưới xăng đốt rẫy lúa mùa đang thu hoạch, đốt phá các làng bản xung quanh căn cứ A Lưới, A So khủng bố dã man đồng bào. Nhưng A Vầu đưa dân làng đi gặt, đồng chí đi trước để dò tình hình địch. Không ngờ bị địch phục kích sẵn đồng chí chỉ kịp hô lớn cho đồng bào chạy thoát. Không khai thác được gì ở A Vầu, ngày 10 tháng 10 năm 1960 địch đã hành hạ anh đến chết. A Vầu đã hi sinh anh dũng trước những đòn thù hằn hiểm độc của kẻ thù, anh luôn là tấm gương cho đồng bào Pacô noi theo. Ngày 20-12-1994 liệt sĩ A Vầu được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Konh Hư: Tên khai sinh là Xưn, sinh ngày 15/10/1929, tại thôn Pa đu, xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân tộc Pacô. Thành phần gia đình và bản thân đều thuộc tầng lớp dưới. Tham gia cách mạng ngày 10/10/1955, ngày vào Đảng Lao Động Việt Nam: 15/03/1958 ở Chi bộ xã Hồng Quảng, ngày chính thức là: 05/09/1958. Tham gia cơ sở bí mật nhưng hoạt động hợp pháp tại thôn Pa đu, sau đó là Trưởng ban cán sự thôn hoạt động bí mật. Từ năm 1958 - 1961 cán bộ Thanh niên xã, rồi Phó Bí thư xã uỷ, Phó Chủ tịch Mặt trận, Bí thư Chi bộ xã, chính trị viên xã đội, Phó Chủ tịch Mặt trận. Từ năm 1963 - 1964 là cán bộ huyện, thường trực huyện đoàn, trực tiếp phụ trách xã. Nguyên Tỉnh uỷ viên, Bí thư huyện uỷ A Lưới.
+ Ăm Mật: Sinh năm 1919, dân tộc Pahy, quê ở làng Pahy, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, nguyên Tỉnh uỷ viên tỉnh Thừa Thiên Huế. Là người dân tộc thiểu số đầu tiên tham gia vào Ban chấp hành Tỉnh uỷ, nguyên là Bí thư Ban cán sự miền Tây Thừa Thiên từ năm 1960 - 1968. Từ trần năm 1969.
+ Konh Khoai: Sinh năm 1919, dân tộc Pacô, quê quán xã Tây Sơn, huyện Quận 1. Nguyên Bí thư Huyện uỷ Quận 1 từ năm 1963 - 1970. Mất năm 1982.
+ Vỗ Át: Dân tộc Pacô, quê ở xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, hoạt động cách mạng ở địa bàn miền Tây Thừa Thiên - Huế (1948 - 1975). Khi đồng chí Ăm Mật là người đầu tiên của tầng lớp trên miền núi làm cách mạng. Ông đi khắp các bản làng miền núi, vận động các ông chủ làng, chủ họ thuộc tầng lớp trên nghe theo đồng chí để làm cách mạng và kết quả ông Vỗ Át cùng nhiều người khác hăng hái nhiệt tình đóng góp của cải, nương rẫy, sức người cho cách mạng.
+ Quỳnh Trên: Sinh năm 1935, dân tộc Cơtu, quê ở xã Hương Lâm, huyện A Lưới. Nguyên Đảng uỷ viên Tỉnh miền Tây. Bí thư huyện uỷ Quận 1, nguyên tỉnh uỷ viên tỉnh Thừa Thiên Huế, Bí thư huyện uỷ A Lưới. Mất năm 2005.
+ Nguyễn Văn Hoạch: Sinh năm 1923, quê quán xã Phong Thu, huyện Phong Điền, dân tộc Kinh. Nguyên Bí thư Huyện uỷ Quận 1, Uỷ viên Thường viên, Trưởng Ban Kinh tế miền Tây Trị Thiên, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện A Lưới. Mất năm 2005.
2. Tên đường phố mang tên địa danh lịch sử
Gồm các đường: Động So, A Nôr, A Ko, A Biah, Bắc Sơn, A Sáp, Trường Sơn, Động Tiên Công, A Đon.
+ Động So:Cụm địa đạo để chuẩn bị cơ sở vật chất, khí tài cho chiến trường miền Nam mà trước tiên là tập trung cho chiến dịch Xuân 1968. Ngay từ giữa năm 1965 được sự đồng ý của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Quân khu Trị Thiên Huế sau nhiều lần khảo sát đã quyết định chọn dãy núi đông So - A Túc thuộc địa bàn xã Hồng Bắc nơi rất gần đường Hồ Chí Minh đi qua và nơi cách trung tâm thị trấn A Lưới không xa, làm điểm tập kết lực lượng cất giấu vũ khí, nơi lưu trú của nhiều đơn vị mỗi khi hành quân qua khu vực này. Để làm tốt nhiệm vụ nói trên, lực lượng hậu cần Quân khu Trị Thiên Huế triển khai đào nhiều địa đạo thành từng cụm mỗi cụm từ 2 đến 3 địa đạo, nơi đào địa đạo gần khe nước, mỗi địa đạo thường có 2 cửa cao từ 1,55m - 1,65m, rộng từ 1,35 - 1,45m.
Sự xuất hiện cụm địa đạo động So - A Túc đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu cao ở chiến trường miền Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, góp phần xứng đáng trong thắng lợi chiến dịch Xuân 1968 làm thay đổi cục diện thế và lực giữa ta và địch trên chiến trường miền Nam theo chiều hướng có lợi cho quân ta.
+ A Nôr:
+ + Nơi đây là trường học cách mạng đầu tiên của huyện A Lưới. Năm 1947 khi mặt trận Huế vỡ, nhiều cán bộ chiến sĩ từ đồng bằng lên miền Tây Trị Thiên Huế tham gia hoạt động cách mạng và ông Ku Nô Hồ Ngọc Mỹ đã chọn đây làm trường học dạy chữ Pa cô - Tà ôi cho bà con cùng các chiến sĩ cách mạng là người dân tộc thiểu số. Tại đây hàng trăm cán bộ chủ chốt là đồng bào dân tộc ít người đã được tôi luyện thêm về chủ nghĩa Mác- Lênin, về đường lối chủ trương của Đảng, Pháp luật và nhà nước. Đây cũng là điểm giao công văn, thư mật, thông tin giữa đồng bằng với miền núi.
+ + Cũng tại đây năm 1967 du kích xã Hồng Kim đã lập nên chiến công oanh liệt bằng những bẫy đá với nhiều mưu trí, dũng cảm, sáng tạo đã giết chết 16 tên địch khi chúng càn dọc suối A Nôr.
+ + Nơi đây là địa danh ghi dấu công lao của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân liệt sĩ A Vầu, anh đã bị bắt và giết hại một cách thảm khốc trong một lần đi gài chông sập bẫy.
+ + Địa đạo nhỏ gồm có 3 hầm do quân và dân xã Hồng Kim đào. Nơi đây là địa điểm hoạt động bí mật của Trụ sở kháng chiến xã Hồng Kim giai đoạn từ năm 1965 đến 1973.
+ A Ko: Nằm trên địa phận thôn Ta Bạt, xã Hồng Thượng, cách ngã ba Bốt Đỏ (ngã ba đường 72 - 14B) 2 km về hướng Tây Nam, cách trung tâm thành phố Huế 72 km về hướng Đông theo quốc lộ 49 (đường 12 cũ). Sân bay này được xây dựng vào năm 1960 nhưng có quy mô nhỏ hơn so với các sân bay khác ở A Lưới và đồng bằng nhằm chống phá tuyến đường vận tải vào Nam ra Bắc của quân ta. Đây là âm mưu mà Mỹ - Ngụy thực hiện chiến lược “Chặn ngay cả 4 phía” và cũng là một trong ba tụ điểm tập trung cải trang của tiểu đoàn biệt kích Mỹ - Ngụy.
Song mọi nỗ lực của đế quốc Mỹ và tay sai đều không thực hiện được. Phong trào đồng khởi năm 1963 - 1964 quân và dân các dân tộc ở A Lưới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận giải phóng Dân tộc miền Nam đã đồng loạt nổi dậy phá ấp chiến lược, đánh chiếm đồn Bốt Đỏ, sân bay A Co buộc địch phải tháo chạy. Góp phần rất lớn trong việc giải toả hành lang chiến lược đường Hồ Chí Minh. Trong trận đánh này có cá nhân xuất sắc là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Kăn Đờm (Hồ Thị Đơm).
+ A Biah: A Bia là tên một quả đồi không lớn trên dãy Trường Sơn thuộc địa phận xã Hồng Bắc, huyện A Lưới cách trung tâm thị trấn khoảng 5km theo hướng Tây Bắc. Tại địa danh này, tháng 5 năm 1969, sau thất bại nhục nhã trong cuộc Tổng tiến công xuân Mậu Thân (1968), đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai điên cuồng mở nhiều đợt tấn công vào khắp các địa bàn thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó cuộc càn quét vào thung lũng A Lưới là một trọng điểm. Địch chọn A Bia làm địa điểm tập kết quân gồm lực lượng 13 tiểu đoàn (trong đó có 8 tiểu đoàn Mỹ, 5 tiểu đoàn ngụy) kết hợp với lực lượng không quân, pháo binh, xe tăng yểm trợ, mưu đồ hòng đẩy cơ quan Bộ Chỉ huy, bộ đội ta ra sát biên giới Việt - Lào, phá vỡ hành lang vận chuyển chiến lược của ta. Biết trước âm mưu của địch với quyết tâm tiêu diệt quân thù ngay từ đầu, trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 324 đã phối hợp nhịp nhàng cùng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích miền Tây đã tổ chức chủ động tấn công đập tan cuộc hành quân của địch, tiêu diệt 1500 tên, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, tướng hai sao Mô - đi - sơn bị thương nặng. Chiến thắng A Bia là nguồn cổ vũ lớn cho quân và dân ta, làm kinh hoàng, chấn động dư luận nước Mỹ, đồi A Bia như báo chí phương Tây phản ánh đó là tử địa, đồi thịt băm, nỗi khiếp sợ của binh lính Mỹ. Đồi A Biah còn được gọi là đồi thịt băm (Hamburger Hill) đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2006.
+ Động Tiên Công: Động nằm ở độ cao 1091m, còn có tên gọi khác là Cớp Va nằm trên địa phận xã Hồng Kim, cách trung tâm thị trấn A Lưới 5km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Huế 77km về hướng Đông Nam. Động này ở lưng chừng của dãy núi A Túc, dưới chân là con sông Tà Rình và phía trước mặt có đường Hồ Chí Minh đi qua.
Đứng trên động ta có thể quan sát toàn cảnh thung lũng A Lưới. Chính những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó mà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bộ đội ta đã khai thác nơi này như một trạm quan sát tiền tiêu lợi hại. Ở đây luôn có một đại đội công binh túc trực tại một quãng đất trống và bằng phẳng có bề dài hơn 300m, bề rộng hơn 150m và đây còn là nơi tập kết, chuyên chở hàng hoá như lương thực, thực phẩm, pháo 175 ly, xe tăng thiết giáp vào kho 61. Và là nơi trú ẩn kiên cố, an toàn cho hàng vạn lượt cán bộ chiến sĩ khi công tác qua đây những năm 1965 - 1976.
+ Bắc Sơn: Thực chất là đường mòn Hồ Chí Minh giai đoạn thô sơ (đường vận tải đi bộ) được hình thành ngày 19.05.1959 và kết thúc vận tải của đoàn Bắc Sơn, các đoàn Dân công, hoả tuyến 3 quận miền Tây Thừa Thiên cho đến hết năm 1966. Từ đó đến ngày 30.04.1975, con đường này được quân và dân ta sử dụng việc hành quân cho các đoàn quân lớn vào Nam, đường giao liên Bắc Nam, đường cán bộ chiến sĩ và Thanh niên miền Nam ra Bắc.
+ A Sáp: Sông A Sáp, chảy qua địa phận các xã A Đớt, Hương Lâm, Hương Phong, Phú Vinh, Hồng Thượng, Hồng Thái, Nhâm. Nơi đây chứng kiến nhiều chiến tích cách mạng của quân và dân huyện A Lưới trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mang nhiều sự kiện của một thời như:
++ Từ năm 1969 đến năm 1975, trường Bổ túc văn hoá tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập tại sông Asáp (thuộc xã Nhâm ngày nay).
++ Tháng 10 năm 1959, đồng chí Côn Mật, cán bộ hoạt động miền núi đã triệu tập Đại hội đoàn kết dân tộc họp ở gần chòi Cu Trưa, làng Pi Ây, xã Phong Bình, bên bờ sông A Sáp. Tham dự Hội nghị có gần 100 đại biểu, phần lớn là các già làng, trưởng bản, đại diện Ban cán sự miền núi, cán bộ chủ chốt các xã, cán bộ đường Trường Sơn - đồng chí Nguyễn Vạn - uỷ viên Thường vụ, phụ trách miền núi cũng tham dự.
Đại hội tổ chức lễ đâm trâu ăn thề, nguyện một lòng, một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ, đoàn kết đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Đại hội kêu gọi các dân tộc hãy xoá bỏ hận thù, xoá bỏ mặc cảm với người Kinh, xoá bỏ tập quán lạc hậu có hại cho đoàn kết, sản xuất và đời sống, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng nam nữ.
++ Thuỷ điện A Sáp đang thi công, sau khi hoàn thành sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
+ Trường Sơn: Dãy núi cao, chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc A Lưới trong hai cuộc kháng chiến, là biểu tượng cho sự chiến thắng và tinh thần quả cảm mà nhân dân miền Tây Thừa Thiên Huế có được.
+ A Đon: Trong chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, ở xã Hồng Quảng vinh dự được tỉnh chọn xây dựng trụ sở cơ quan thông tin giải phóng Huế (Đài Phát thanh giải phóng Huế), địa đạo A Đon hình thành trong hoàn cảnh đó.
Địa đạo A Đon được quân và dân Trị Thiên Huế tiến hành đào trong những ngày ác liệt nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thiết bị và truyền tin tức phục vụ cuộc Tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân Trị Thiên Huế. Khu vực địa đạo A Đon gồm hai địa đạo, trong đó một địa đạo thường dùng để làm nơi sinh hoạt của cán bộ, một khu vực địa đạo dùng để đặt các thiết bị máy móc và làm nhiệm vụ thu phát tin tức. Mỗi địa đạo được thiết kế theo kiểu hình chữ Y, gồm hai cửa hình vòm cuốn, mỗi cửa nằm cách nhau khoảng hơn 10m; chiều cao khoảng 2m, chiều rộng khoảng 2,5m; lòng địa đạo rộng 4m, dài 20m.
Theo chỉ thị của Ban Thống nhất Trung ương, để phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Trị Thiên Huế trong Tết Mậu Thân 1968, đặc biệt là chiến dịch giải phóng Huế, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh giải phóng A - CP.90 (Đài Phát thanh giải phóng miền Nam) phải tiến hành đưa một phát thanh vào Huế. Đoàn gồm 16 người, do đồng chí Nguyễn Kim Cúc làm Trưởng đoàn cùng với những trang thiết bị lên đường vào Huế. Sau 7 ngày đêm vượt Trường Sơn, 7 xe chở thiết bị cùng đoàn cán bộ đến thung lũng A So, thuộc Quận 1 miền Tây Thừa Thiên.
Lúc này, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968 đang ngày một ác liệt. Quân giải phóng đã làm chủ thành phố Huế hơn 26 ngày đêm và quân địch tập trung mọi lực lượng để phân công hòng chiếm lại Huế. Trước tình hình đó, Khu uỷ quyết định duy trì Đài Phát thanh giải phóng Huế ở vùng hậu cứ miền Tây Thừa Thiên Huế. Khu uỷ và Bộ Tư lệnh cử đồng chí Trần Hoàn - Phó Ban Tuyên huấn Khu uỷ làm Giám đốc đài, đồng chí Nguyễn Kim Cúc và Hồ Như Ý làm phó giám đốc. Công tác chuẩn bị hết sức khẩn trương, trong đó phải tiến hành đào hầm, làm công sự để bảo vệ các phương tiện và thiết bị kỹ thuật tránh sự đánh phá của bom B52, đồng thời bảo đảm an toàn cho cán bộ làm nhiệm vụ.
Với sự hỗ trợ của quân và dân Thừa Thiên Huế nói chung và nhân dân xã Hồng Quảng nói riêng, chỉ trong một thời gian ngắn, địa đạo đã được hoàn thành. Các thiết bị máy móc được chuyển vào trong hầm và lắp đặt an toàn để phục vụ cho chiến dịch.
Sau một thời gian hoạt động, Đài Phát thanh giải phóng Huế - cơ quan thông tin trong chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968 bị địch phát hiện. Chúng tổ chức đánh phá bằng bom B52 và bom Napan. Trước tình hình đánh phá của quân địch, có lúc đài phải ngừng hoạt động và di chuyển thiết bị đến nơi khác để bảo vệ cán bộ và phương tiện máy móc.
Sau một thời gian ngắn phục vụ cho công cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968, đài phải tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên, sự xuất hiện của làn sóng thông tin của chính quyền cách mạng trong những ngày ác liệt nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc đã đem lại niềm tin quyết thắng, tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân ta ở chiến trường Trị Thiên Huế, tiếp tục vượt qua gian khổ và khốc liệt của chiến tranh, vững tin đi đến thắng lợi cuối cùng([7]).
3. Đường phố mang tên sự kiện lịch sử: Chỉ có 01 đường mang tên Giải phóng A So.
Tháng 01/1957, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị quyết định xây dựng căn cứ địa cách mạng ở miền núi để phát động phong trào đấu tranh chính trị, xây dựng cơ sở và căn cứ địa cách mạng.
Tại A Lưới địch xây dựng nhiều đồn bốt lớn, có cả hệ thống sân bay, trong đó có đồn A So - Hương Lâm. Địch mở những chiến dịch vây ráp, càn quét tập trung dân vào ấp chiến lược, xung quanh đồn A So, A Lưới, chúng chiếm đóng đồi A Bia, đồi Béc, Ma Mưng, A Túc…và quản lý rất chặt. Cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc ở A Lưới ngày càng trở nên quyết liệt, trực diện với kẻ thù. Đầu năm 1960, hàng trăm đồng bào xã Hương Lâm đấu tranh quyết liệt, ngăm chặn không cho Mỹ - Diệm bắt thanh niên đi lính. Để phục vụ phong trào đấu tranh, đồng bào đã thành lập trung đội du kích tập trung, thanh niên tích cực tập luyện quân sự, làm chông, bẫy. Điều kiện phát động quần chúng nổi dậy vũ trang khởi nghĩa đã chín muồi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, vùng rừng núi A Lưới đã hình thành các làng xã chiến đấu, lợi dụng địa bàn hiểm trở, với hình thức bố phòng liên hoàn hầm chông bãi mìn đã gây cho địch nhiều tổn thất. Căn cứ cách mạng được giữ vững, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ. Từ khí thế phong trào lên cao, Đồng khởi miền núi ngày 18 tháng 10 năm 1960 đã giành thắng lợi, tiêu diệt 15 đồn bốt địch, diệt các tên Việt gian ác ôn. Từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ chống địch càn quét, nhưng đến năm 1962 - 1965 lực lượng du kích đã phối hợp với bộ đội địa phương đánh 3677 trận, tiêu diệt hàng ngàn tên địch, bắn rơi 21 máy bay. Ngày 09/01/1965 quân địch ở đồn A Lưới phải rút khỏi vị trí, tháng 05 năm 1965 địch ở đồn A Co tháo chạy.
Tháng 11/1965 tại Bộ Tư lệnh Quân khu 4, đồng chí Lê Trọng Tấn - Tổng tham mưu phó trực tiếp giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Sư đoàn 325B “Tiêu diệt cụm cứ điểm A So, giải phóng miền Tây Thừa Thiên Huế mở rộng hành lang Tây Trị - Thiên”. Tháng 12/1965 Sư đoàn hành quân vào chiến trường. Ngay từ đầu, việc chuẩn bị hậu cần gặp rất nhiều khó khăn. Việc tập kết lực lượng vào khu vực chiến đấu phải qua nhiều núi cao, khe sâu hiểm trở của Cô Bồi, A Rum, Bia Ây mới tiếp cận được. Do hoạt động của lực lượng du kích địa phương ngày càng phát triển và để kết hợp và phát huy tối đa chỗ mạnh của xe tăng cơ giới, máy bay lên thẳng đổ quân càn quét, đồng thời sử dụng máy bay, pháo binh bắn phá căn cứ và vùng giải phóng của ta từ giữa năm 1960, dựa vào ưu thế về quân số, hỏa lực, sức cơ động và khả năng bảo đảm hậu cần, địch đã chuyển từ chốt lẻ sang chốt từng cấp tiểu đoàn hình thành cụm tác chiến mạnh trong khu vực, các vị trí đóng chốt ở A Lưới và A Co được rút co cụm về A So.
Đây là một cứ điểm mạnh với lực lượng một tiểu đoàn biệt kích đóng biệt lập xa dân, ta không có cơ sở nội tuyến nên không nắm được tổ chức lực lượng và công sự bố trí bên trong của địch. Ta phải tổ chức nắm quy luật hoạt động bên ngoài của các toán biệt kích lùng sục và đã tổ chức tập kích tiêu diệt gọn một trung đội biệt kích ngoại trú trong đêm cách đồn 1km để bắt tù binh khai thác. Trận này do đồng chí Trần Duy Uynh - chủ nhiệm trinh sát sư đoàn trực tiếp chỉ huy. Qua khai thác ta đã hiểu được bố trí binh hỏa lực và các quy luật đối phó từ xa của địch tạo điều kiện cho các mũi, các hướng tiền nhập chuẩn bị phương án tác chiến tương đối kỹ lưỡng.
Chiến dịch càng được triển khai, càng gặp khó khăn lớn về việc bảo đảm hậu cần. Khó khăn nhất là lượng lương thực dự trữ tại chỗ không có, toàn bộ phải dựa vào chi viện từ hậu phương lớn qua đường trục 559. Do địch đánh phá ác liệt, binh trạm chỉ chuẩn bị được vài chục tấn lương thực cho nên việc bảo đảm cho Sư đoàn tác chiến khó khăn. Trong quá trình chuẩn bị chiến đấu Sư đoàn phải triển khai lực lượng làm nhiệm vụ vận chuyển từ trục 559 vào vị trí chiến đấu vừa phải rút tiêu chuẩn bộ đội từ 7 lạng gạo xuống 5 lạng, rồi 3 lạng vừa động viên bộ đội đào khoai mài, lấy cây môn thục và rau rừng ăn bổ sung để tiếp tục tiến hành công tác chuẩn bị. Đây là thử thách đầu tiên đối với các cán bộ chiến sĩ khi mới bước chân vào chiến trường.
Ban cán sự miền Tây của Tỉnh ủy Thừa Thiên do đồng chí Nguyễn Biên - Trưởng ban và đồng chí Đoàn Văn Dương làm Phó ban phụ trách quân sự đã động viên đồng bào các dân tộc thu hoạch những nương sắn cuối cùng của mình để tiếp tế cho bộ đội, các trung đội du kích quận (tương đương huyện) và xã đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội trong quá trình chuẩn bị chiến trường. Sau hơn một tháng chuẩn bị, khi lực lượng vào tập kết ở khu chiến thì trên tăng cường thêm chỉ huy và lực lượng. Đại tá Vũ Lang - Tư lệnh phó Quân khu 4 được chỉ định làm Tư lệnh mặt trận, đồng chí Vương Tuấn Kiệt làm Phó tư lệnh, đồng chí Trần Văn Trân - Sư đoàn phó làm tham mưu trưởng, đồng chí Uynh làm tham mưu phó, cơ quan chính trị, hậu cần không thay đổi.
Kế hoạch tiêu diệt cứ điểm A So là bí mật bất ngờ đột phá công kiên, nhưng tình hình đột xuất là trước khi nổ súng một ngày, Bộ tổng tham mưu điện thông báo cho Sư đoàn: Kế hoạch đánh A So đã bị lộ do 2 chiến sĩ trinh sát của Trung đoàn 95 bị bắt đã đầu hàng khai báo, do đó địch đã đối phó bằng cách điều 2 đại đội biệt kích người Nùng từ Huế lên để tăng viện cho A So. Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định vẫn giữ quyết tâm tấn công tiêu diệt cứ điểm nhưng điều chỉnh kế hoạch. Ngày 10/3 Trung đoàn dùng cối 120, DKZ tiến hành tập kích hỏa lực và bắn phá công sự từ đêm trước và bắn cầm canh suốt cả ngày hôm sau, làm cho trận địa của chúng bị hư hại, binh lính nhiều tên chết và bị thương. Qua đài kỹ thuật, ta biết chỉ huy và binh lính trong đồn hoang mang kêu cứu. Tối 10/3 Bộ tư lệnh mặt trận quyết định ra lệnh ho Trung đoàn 95 chiếm lĩnh trận địa và nổ súng tấn công.
Bộ đội ta qua huấn luyện lần đầu tiên vào tác chiến, phải tấn công một cứ điểm kiên cố, chướng ngại vật dày đặc, kéo dài, nhưng tinh thần dũng cảm, người này ngã, người khác lao lên. Tại cửa mở địch lợi dụng tường hộp phát huy hỏa lực và ném lựu đạn ngăn chặn quân ta, tuy thương vong nhiều nhưng anh em vẫn kiên quyết đánh địch, bám trụ cửa mở tạo điều kiện cho các phân đội thọc sâu vượt lên đánh chiếm trung tâm. Quân địch mặc dù hoang mang nhưng được tăng cường lực lượng biệt kích Nùng thiện chiến rất ngoan cố đã dựa vào công sự trận địa giành giật với ta từng đoạn hào, từng lô cốt. Trời đã sáng ta vẫn chưa dứt điểm được, máy bay địch lồng lộn bắn phá yểm trợ cho bộ binh chúng đóng ở trong đồn. Cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt đến 10 giờ ngày hôm sau 11/3/1966 thì ta tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn trận địa.
Một bộ phận quân địch tháo chạy lên phía Bắc hòng thoát thân bằng trực thăng đã bị Trung đoàn 101 tiêu diệt và bắt sống. Tin vui thắng trận lan nhanh, bộ đội địa phương dân quân du kích quận 3, quận 4 và các xã Hồng Hạ, Hồng Bắc, Hương Lâm thi nhau truy lùng bắt sống từ binh và giúp bộ đội thu dọn chiến trường, thi hành chính sách thương binh liệt sĩ.
Sư đoàn 325B đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với quyết tâm đánh thắng trận đầu, diệt gọn 1 tiểu đoàn và 2 đại đội biệt kích ngụy gần 1000 tên địch, thu toàn bộ vũ khí trang bị giao lại cho địa phương xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, bắt 150 tù binh, giải phóng hoàn toàn vùng A So, A Lưới của miền Tây Thừa Thiên.
Với chiến thắng A So, miền núi Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng và trở thành căn cứ địa kháng chiến của tỉnh và của cả nước, một trong những căn cứ thuộc hệ thống đường chiến lược 559 của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tạo thành một vùng chiến lược quan trọng, bảo đảm cho đường Hồ Chí Minh thông suốt an toàn([8]).
III. Kết luận
Đây thực sự là một tín hiệu vui nhìn từ phía bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử cách mạng ở A Lưới mà nhất là các di tích ven đường Hồ Chí Minh. Một trong những giải pháp đước đặt ra trong thời gian tới, các trường Tiểu học, THCS, THPT, Dân tộc Nội trú, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên đóng trên địa bàn huyện cần có kế hoạch lồng ghép việc tham khảo các tên đường phố ở thị trấn A Lưới để giáo dục lịch sử địa phương để thế hệ học sinh càng thêm yêu mến về mảnh đất và con người A Lưới anh hùng.
Huyện A Lưới cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến với mọi tầng lớp nhân dân về ý thức bảo vệ di tích, học tập tấm gương cách mạng của những bậc tiền bối của huyện.
Với lợi thế có đường Hồ Chí Minh đi qua huyện A Lưới, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của vùng miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Chắc chắn trong tương lai không xa A Lưới sẽ chuyển mình bằng nhiều cách nhưng trong đó tiềm năng du lịch về nguồn sẽ là điểm đến lí tưởng cho những du khách và hệ thống các di tích lịch sử cách mạng ven đường Hồ Chí Minh của huyện sẽ là một điểm nhấn tuyệt vời. Bởi tên đường phố là một trong những nét văn hoá mang đậm tính địa danh và ngôn ngữ, sẽ góp phần tạo nên dấu ấn văn hóa riêng cho vùng.
Hy vọng trong đợt đặt tên đường phố ở A Lưới đợt 2 sẽ có thêm nhiều người con ưu tú của dân tộc thiểu số nơi đây được hiện diện, cũng như có thêm nhiều di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với địa danh A Lưới cũng có mặt. Xin được đơn cử một số nhân vật và địa danh tiêu biểu: Côn Púa, Hồ Văn Pàng, Nguyễn Vạn, Trần Hoàn, Tố Hữu, Hồ Thanh Tốp (người có công lớn trong trận đánh Xuân Mậu Thân 1968 tại Huế), A Đền (nơi diễn ra Hội nghị Diên Hồng), A Rưm, Tà Bạt - Chòi Con Hiên (nơi khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV)….
[1] Đỗ Bang (Chủ biên): Từ điển Lịch sử Thừa Thiên Huế. NXB Thuận Hóa, Huế, 2000, trang 534, 612, 613, 615.
[2] Phạm Xuân Phượng, Nguyễn Thị Hảo: “Khảo cổ học Thừa Thiên Huế thành tựu 15 năm hợp tác nghiên cứu”. Bản tin Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 3. 2005, trang 10.
[3] Dương Phước Thu: Qua sông nhìn lại bến bờ. NXB Thuận Hóa, Huế, 2005, trang 142.
[4] Dương Phước Thu: Qua sông nhìn lại bến bờ. NXB Thuận Hóa, Huế, 2005, trang 146.
[5] Ban chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới: Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới. NXB Thuận Hóa, Huế, 1998, trang 104.
[6]: BCH Đảng bộ Thị trấn A Lưới, Trần Nguyễn Khánh Phong: Lịch sử Đảng bộ Thị trấn A Lưới sơ thảo (1963 - 2010). A Lưới, 2010. Tài liệu dày 102 trang, khổ A4, lưu tại Văn phòng Đảng uỷ thị trấn A Lưới.
[7]: Ban chấp hành Đảng bộ xã Hồng Quảng, Trần Nguyễn Khánh Phong: Lịch sử Đảng bộ xã Hồng Quảng (1958 - 2010). Tài liệu đánh máy vi tính, dày 150 trang, khổ A4. Hiện đang lưu tại Văn phòng Đảng uỷ xã Hồng Quảng.
[8]: Thái Bá Nhiệm. Nguyễn Ngọc Toàn: Sư đoàn 325B và quân dân A Lưới tiêu diệt cụm cứ điểm A So, giải phóng miền Tây Thừa Thiên Huế. Tập san A Lưới 30 năm xây dựng và phát triển, Kỷ niệm 40 năm chiến thắng A So và 30 năm thành lập huyện A Lưới. A Lưới, 3. 2006.