|
|
Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
Chủ tịch UBND huyện
|
Thẩm phán người Tà Ôi tâm huyết với công việc Ngày cập nhật 13/11/2014
(TTH) - Hồ Văn Nhàn, người thanh niên dân tộc Tà Ôi nỗ lực không ngừng để trở thành thẩm phán, Phó Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) huyện A Lưới. Có vụ án anh phải mất nhiều ngày cân nhắc, trăn trở để đưa ra phán quyết thấu tình đạt lý, với mong muốn thông qua công tác xét xử, nâng cao nhận thức và chấp hành pháp luật cho người dân vùng cao.
Vượt khó
Sinh ra và lớn lên trên quê hương A Lưới, Hồ Văn Nhàn (sinh năm 1972) hiểu rõ cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu thốn về vật chất và hạn chế nhận thức về pháp luật. Anh trăn trở làm thế nào để đóng góp một phần- dù nhỏ bé- nâng cao hiểu biết cho người dân nơi đây? Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, Nhàn vẫn quyết tâm thi vào Trường đại học Luật Hà Nội. Ngày nhận giấy báo đỗ đại học, Nhàn vui mừng và hạnh phúc bao nhiêu thì càng đến gần ngày nhập học, anh lại lo lắng bấy nhiêu. Không lo sao được khi gia đình khó khăn, đi lại quá xa xôi và thời gian học là 4 năm trời đằng đẵng. “Ngày ra Hà Nội nhập học cũng là lần đầu tiên tôi đi xa. Đi xe khách đường dài ra đến Hà Nội rồi, “mặt mũi” trường ở đâu tôi cũng không biết, “lần” mãi mới được” - anh bồi hồi nhớ lại thuở ấy. Tấm bằng Cử nhân Luật loại khá là kết quả 4 năm liền Nhàn vượt qua khó khăn chồng chất, miệt mài đèn sách. Năm 1997, anh được tuyển dụng vào TAND huyện A Lưới với chức danh thư ký. Hai năm, sau người cán bộ tòa án trẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hoàn thành nghĩa vụ, Nhàn được cử đi học lớp sĩ quan quân đội. Quyết thực hiện niềm trăn trở bấy lâu, Nhàn trở lại với công việc của một thư ký tòa án. Ông Hồ Văn Vĩnh, Chánh án TAND huyện A Lưới cho biết: “Được đào tạo chính quy, lại có tinh thần học hỏi nên trong chuyên môn, Nhàn tiến bộ nhanh và chắc”. Ghi nhận những nỗ lực của người cán bộ trẻ, chỉ chưa đầy hai năm Nhàn được bổ nhiệm chức danh thẩm phán. Kinh qua công tác xét xử 6 năm liền, đến năm 2008, Hồ Văn Nhàn được tín nhiệm bổ nhiệm Phó Chánh án TAND huyện A Lưới.
Thấu tình, đạt lý
Ngoài việc chịu khó thường xuyên nghiên cứu các văn bản pháp luật, học hỏi đồng nghiệp trong quá trình công tác, vị phó chánh án có lợi thế trong nắm bắt tâm lý, hiểu về phong tục tập quán… của người dân vùng đất này.
Đến cuối tháng 9/2014, thẩm phán Hồ Văn Nhàn đã thụ lý giải quyết 31 vụ án các loại, đạt tỷ lệ 100%; không có vụ án nào quá hạn luật định, bị hủy.
|
Đối với thẩm phán, Phó Chánh án Hồ Văn Nhàn, vụ án hình sự “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” anh vừa xét xử mới đây là “dấu ấn” khó quên. Bị cáo là người dân tộc Pa kô điều khiển xe mô tô chở ba người, không có giấy phép lái xe, tông chết người, lỗi được xác định hoàn toàn thuộc về bị cáo. Nếu theo quy định, trường hợp này bị cáo không được hưởng án treo. Nhưng bị cáo cũng bị gãy chân, teo cơ không thể đi lại được, người thân phải cáng đến phiên tòa. Nếu xử bị cáo án tù giam sẽ rất khó khả thi. Mặt khác, tuy gia đình rất khó khăn, nhưng cha mẹ bị cáo vẫn vay mượn khắp nơi để bồi thường cho gia đình nạn nhân, phần nào khắc phục hậu quả. Nhiều ngày cân nhắc, nhiều đêm trăn trở, cuối cùng khi ra phiên tòa, anh Nhàn và các hội thẩm nhân dân thành viên của hội đồng xét xử quyết định cho bị cáo hưởng án treo. Bản án bị VKSND tỉnh kháng nghị. Tuy nhiên, cấp phúc thẩm trong quá trình giải quyết, đã “đồng cảm” với quyết định của bản án sơ thẩm và rút kháng nghị tại phiên tòa phúc thẩm. “Để có được bản án đúng pháp luật, thấu tình đạt lý, chúng tôi đã phải cân nhắc, trăn trở nhiều lắm. Và tôi tin rằng, sau những bản án như vậy, người dân vùng cao nơi đây hiểu hơn về quy định của pháp luật, nâng cáo ý thức, chấp hành pháp luật tốt hơn”- vị Phó Chánh án người dân tộc Tà Ôi chia sẻ. Theo http://baothuathienhue.vn Các tin khác
|
| Thống kê truy cập Truy câp tổng 28.723.775 Truy câp hiện tại 11.205
|
|