Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Kết quả kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2019
Ngày cập nhật 21/05/2019

Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 02/01/2019 của UBND huyện về kiểm tra công tác cải cách hành chính; Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019; Thông báo số 25/TB-UBND ngày 14/3/2019 về việc thông báo lịch kiểm tra công tác cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 trên địa bàn huyện; Đoàn kiểm tra của UBND huyện đã tiến hành kiểm tra thực tế tại 14 đơn vị, gồm: 3 phòng chuyên môn cấp huyện (Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tư Pháp, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường) và 11 xã, thị trấn (Xã A Roàng, A Đớt, Hương Nguyên, Phú Vinh, Sơn Thủy, A Ngo, Hồng Quảng, Hồng Bắc, Hồng Kim, Bắc Sơn và thị trấn A Lưới).

 

Ủy ban nhân dân huyện báo cáo kết quả kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2019 tại các đơn vị, địa phương được kiểm tra trên địa bàn huyện như sau:

          I. Công tác triển khai, chỉ đạo điều hành

          Công tác chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã được lãnh đạo các đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo thường xuyên và quyết liệt; kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, triển khai công tác cải cách hành chính, như: Quyết định kiện toàn, quy chế hoạt động, nội quy, quy chế làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Kế hoạch cải cách hành chính, tuyên truyền cải cách hành chính và kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính... Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một số địa phương đã quan tâm đầu tư để nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, công dân đến liên hệ giao dịch; đồng thời, góp phần tịch cực trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Các cơ quan, đơn vị thường xuyên triển khai, quán triệt Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 23/9/2018 của Ủy ban nhân dân huyện về tăng cường quản lý công tác tổ chức bộ máy và siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn huyện A Lưới.

II. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực

  1. Cải cách thể chế

Tiếp tục đổi mới và áp dụng chặt chẽ, cụ thể quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); hạn chế tối đa văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành không đúng thẩm quyền, trình tự, quy trình theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL được tăng cường và triển khai thực hiện thường xuyên, nghiêm túc theo đúng tinh thần Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Cải cách thủ tục hành chính

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức đến thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, các địa phương đã bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả theo từng lĩnh vực; quan tâm triển khai ứng dụng phần mềm Xử lý dịch vụ công tập trung trong việc tiếp nhận, theo dõi và giải quyết thủ tục hành chính, nhằm rút ngắn thời gian giải quyết, hạn chế tình trạng sai hẹn, trễ hẹn, gây phiền hà, tốn kém cho các tổ chức và công dân đến liên hệ giao dịch. Qua kiểm tra, 100% hồ sơ, thủ tục hành chính được giải quyết và trả kết quả đúng hẹn.

3. Tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Thực hiện Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 03/5/2018 của UBND huyện về việc thực hiện Đề án xây dựng Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã; một số địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo diện tích phù hợp với số lượng giao dịch giải quyết tại Bộ phận Một cửa theo quy định tại Quyết định số 2651/QĐ-UBND của UBND tỉnh và Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Đồng thời, UBND các xã, thị trấn đã ban hành đầy đủ các Quyết định về quy định chức năng nhiệm vụ của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả; Quy chế tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Trang thiết bị phục vụ hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại một số địa phương đã được trang bị khá đầy đủ, khu vực chờ có bố trí ghế ngồi cho tổ chức và công dân khi đến giao dịch, thực hiện quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa, sử dụng hệ thống biểu mẫu, sổ theo dõi theo quy định.

4. Hiện đại hóa hành chính

4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã được các đơn vị, địa phương quan tâm đầu tư, mua sắm và trang bị. Tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc chuyên môn qua phần mềm dùng chung,  đặc biệt là các địa phương đã từng bước sử dụng phần mềm xử lý dịch vụ công tập trung và Trang thông tin điện tử của địa phương, nhằm kịp thời cung cấp thông tin, công khai các thủ tục hành chính cho các cá nhân, tổ chức; tăng cường sử dụng thư điện tử công vụ, phần mềm hồ sơ công việc trong quá trình thực thi công vụ nhằm đảm bảo thông tin được trao đổi kịp thời, nhanh chóng, thuận lợi.

4.2. Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan, đơn vị

UBND các xã, thị trấn đã bước đầu quan tâm triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức; phân công, bố trí công chức phụ trách và từng bước triển khai thực hiện.

          III. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

- Công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính đã được các địa phương, đơn vị quan tâm chỉ đạo và đi vào nề nếp; chất lượng và hiệu quả công việc ngày một rõ nét hơn, góp phần tích cực trong việc công khai và giải quyết các thủ tục hành chính theo đúng quy định; số thủ tục hành chính sai, trễ hẹn ngày càng giảm, rút ngắn thời gian nhận và trả hồ sơ, giảm chi phí và phiền hà cho công dân và tổ chức.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thường xuyên được kiện toàn, chất lượng ngày càng nâng cao; hầu hết cán bộ, công chức đều đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan nói chung và phần mềm Xử lý dịch vụ công tập trung nói riêng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả bước đầu được quan tâm triển khai thực hiện.

2. Hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được nêu trên, qua kiểm tra thực tế tại các đơn vị, địa phương vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót trong việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính, cụ thể:

          - Các xã được kiểm tra đã thực hiện các biểu mẫu trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày  23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tuy nhiên, quy trình tiếp nhận thủ tục hành chính chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 17, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP (chưa tạo tài khoản cho công dân và số hoá hồ sơ, chưa cập nhật đầy đủ thông tin trên phần mềm Xử lý dịch vụ công tập trung).

          - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc nói chung và giải quyết thủ tục hành chính nói riêng đã được UBND các xã quan tâm triển khai thực hiện; tuy nhiên, hiệu quả chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, cụ thể: Một số xã vẫn chưa sử dụng chữ ký số, việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành còn hạn chế, một số địa phương chưa sử dụng; riêng xã A Roàng chưa lắp đặt kết nối mạng CPNET; Trang thông tin điện tử đã xây dựng nhưng không thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin; công chức chưa thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ để trao đổi, giải quyết công việc.

- UBND các xã, thị trấn đã bước đầu quan tâm triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; tuy nhiên, quy trình triển khai xây dựng, áp dụng của các địa phương chưa đảm bảo, đầy đủ theo Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 12/3/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xây dựng, áp dụng, công bố, quy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9001:2008 và hoạt động kiểm tra tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Chức năng, nhiệm vụ, quy chế, thời gian làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả một số địa phương chưa thường xuyên rà soát để kiện toàn, sửa đổi, bổ sung phù hợp theo Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của UBND cấp xã và Thông báo số 234/TB-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông báo thay đổi giờ làm việc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính.

          - Việc thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND các xã đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên theo Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của UBND huyện.

          - Phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trừ xã A Ngo, xã Hồng Bắc và thị trấn A Lưới), ghế ngồi chờ cho công dân đến liên hệ công tác, hệ thống bảng niêm yết thông tin, bảng tên ... chưa được các địa phương quan tâm đầu tư, mặc dù trang thiết bị điện tử phục vụ cho Bộ phận Một cửa hiện đại đã được UBND huyện đầu tư trang bị đầy đủ.

          IV. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới

          Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn được kiểm tra trong thời gian tới tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, cụ thể:

1. Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức triển khai, thực hiện công tác cải cách hành chính tại địa phương; trong đó, cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như trong giải quyết thủ tục hành chính, cụ thể:

- Triển khai sử dụng chữ ký số, phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, phần mềm Xử lý dịch vụ công tập trung; tăng cường sử dụng mail công vụ để trao đổi, giải quyết công việc chuyên môn; đảm bảo 100% cán bộ, công chức cấp xã đều sử dụng thư điện tử công vụ trong trao đổi, giải quyết công việc; 100% văn bản không mật được ký số và trao đổi trên môi trường mạng giữa các cơ quan hành chính nhà nước.

- Để đảm bảo việc sử dụng các phần mềm dùng chung được thông suốt, phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; tích hợp thông tin tình trạng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp tại địa phương được đảm bảo, đề nghị UBND xã khẩn trương lắp đặt mạng CPNET (đối với các địa phương chưa kết nối).

- Vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả Trang thông tin điện tử của địa phương để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Quán triệt, triển khai xây dựng, áp dụng, công bố, quy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 12/3/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đối với các xã hiện nay Phòng làm việc của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, cơ sở vật chất chưa đảm bảo theo quy định, đề nghị xây dựng phương án, kế hoạch để nâng cấp đảm bảo diện tích theo quy định, quan tâm bố trí kinh phí từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.

3. Khẩn trương kiện toàn Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả; quy định chức năng, nhiệm vụ và nội quy, quy chế làm việc theo quy định tại Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.

 Niêm yết công khai ở vị trí thuận tiện để tổ chức, công dân có thể giám sát và theo dõi, đánh giá. Trong đó, cần lưu ý công khai rõ thời gian làm việc và thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC.

4. Thực hiện việc niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đảm bảo theo quy định, đồng thời, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện công tác cải cách hành chính theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015.

Thường xuyên triển khai, quán triệt Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 23/9/2018 của Ủy ban nhân dân huyện về tăng cường quản lý công tác tổ chức bộ máy và siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn huyện A Lưới.

Tiếp tục chấn chỉnh, duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh hiệu quả cải cách hành chính để tạo chuyển biến về hiệu quả, uy tín và chất lượng phục vụ tổ chức, công dân của chính quyền; nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp với việc thực hiện giám sát và công bố, công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

5. Thực hiện việc khảo sát và công bố kết quả khảo sát lấy ý kiến về mức độ hài lòng của tổ chức, công dân trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị theo Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của UBND huyện.

DT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 28.698.115
Truy câp hiện tại 20.156