Thực hiện Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015; Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Hướng dẫn số 321/HD-UBTVQH14 ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số nội dung về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 và Kế hoạch số 60/KH-HĐND ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Thường trực HĐND tỉnh về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu khóa VII, nhiệm kỳ 2016 -2021. Thường trực HĐND huyện A Lưới đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo một số nội dung liên quan đến Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Hội đồng nhân dân (huyện, xã) bầu nhiệm kỳ 2016 -2021.
Theo đó, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm sẽ bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Ủy viên Ủy ban nhân dân.
Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ nêu trên thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với chức vụ cao nhất. Hội đồng nhân dân (huyện, xã) không lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ nêu trên nếu có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng tính đến ngày khai mạc kỳ họp thứ 7, HĐND (huyện, xã) nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân theo trình tự: Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu HĐND về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo trước Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu.
Đối với Hội đồng nhân dân cấp xã do không thành lập Tổ đại biểu HĐND thì trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định việc phân chia thành các Tổ đại biểu để các đại biểu HĐND trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến lấy phiếu tín nhiệm.
- Hội đồng nhân dân thảo luận.
- Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín
+ Thường trực HĐND trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách Ban kiểm phiếu.
+ Trưởng Ban kiểm phiếu phổ biến thể lệ và cách thức bỏ phiếu tín nhiệm;
+ Đại biểu HĐND tiến hành bỏ phiếu;
+ Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
- Thư ký kỳ họp trình bày dự thảo nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm
- Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua Nghị quyết.
Phát biểu tại buổi họp, ông Hồ Đàm Giang đã nhấn manh: Việc lấy phiếu tín nhiệm lần này nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ. HĐND các xã, thị trấn lấy phiếu tín nhiệm phải đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Một số hình ảnh tại buổi họp
Đoàn chủ tọa điều hành kỳ họp
Đại biểu tham dự buổi họp
Đ/c Nguyễn Tân - Phó Chủ HĐND huyện triển khai các nội dung về lấy phiếu tín nhiệm cho HĐND các xã, thị trấn.